Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Chợ gần 300 tuổi tại Bình Định, mỗi năm họp 1 lần để cầu lộc, không cần lỗ lãi

Minh Nhật - 16:15, 29/01/2025

Gần 300 tuổi, Lễ hội chợ Gò (huyện Tuy Phước, Bình Định) vẫn giữ truyền thống người bán không thách, người mua không trả giá, việc mua bán như một hình thức cầu lộc.

Chợ gần 300 tuổi tại Bình Định, mỗi năm họp 1 lần để cầu lộc, không cần lỗ lãi

Gần 300 năm qua, Lễ hội chợ Gò ở khu phố Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước (huyện Tuy Phước) là phiên chợ độc nhất tỉnh Bình Định và giữ được nét đẹp truyền thống khi mỗi năm chỉ họp một lần vào ngày mùng 1 Tết.

Phía hạ lưu sông Kôn dưới chân núi Trường Úc, mới sớm tinh mơ đầu Xuân Ất Tỵ, người dân và du khách đã tới Lễ hội chợ Gò du xuân để mua bán, trao đổi tài lộc đầu năm, cầu sự may mắn.

Chợ gần 300 tuổi tại Bình Định, mỗi năm họp 1 lần để cầu lộc, không cần lỗ lãi 1

phiên chợ chỉ họp một ngày duy nhất trong năm nên có nét rất riêng so với các phiên chợ thường ngày. Ở đây, việc mua bán không đặt nặng lời, lỗ, chỉ là dịp để người dân trao đổi tài lộc, may mắn đầu năm.

Đặt chân đến chợ Gò, người bán không nói thách, người mua không cần trả giá và toàn bộ sản vật đều từ nhà làm được.

Chợ gần 300 tuổi tại Bình Định, mỗi năm họp 1 lần để cầu lộc, không cần lỗ lãi 2

Không chỉ người dân ở Tuy Phước mà người dân ở các vùng lân cận cũng đem sản vật nhà trồng được như: rau, củ, trái cây, buồng cau, xấp trầu, bó rau muống, thịt lợn, tôm, cá… đến chợ Gò bán lấy hên đầu năm.

Một mặt hàng không bao giờ thiếu ở chợ Gò ngày đầu năm mới là trầu, cau và muối.

Theo tục lệ, khách hàng thường mua 12 lá trầu để tượng trưng 12 tháng trong năm, 2 trái cau chín đỏ, một ít vôi Trường Úc và một chùm trái sung, thể hiện cho sự sung túc giàu sang của gia đình trong năm mới.

Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào lý giải vì sao chợ Gò chỉ họp 1 lần trong năm. Theo lời kể các bậc cao niên, Lễ hội chợ Gò xuất phát từ thời Tây Sơn, những ngày Tết sợ quân lính buồn, nhớ nhà nên nhà vua cho mở hội chợ Gò để Nhân dân và quân sĩ vui chơi…

Chợ gần 300 tuổi tại Bình Định, mỗi năm họp 1 lần để cầu lộc, không cần lỗ lãi 3

Sau hàng trăm năm, trong tâm thức của người dân Tuy Phước nói riêng và người Bình Định nói chung, Lễ hội chợ Gò mặc định vào ngày mùng 1 Tết cổ truyền.

Với nét đặc sắc riêng, Lễ hội chợ Gò đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam xếp vào hạng "100 phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam".

Chợ gần 300 tuổi tại Bình Định, mỗi năm họp 1 lần để cầu lộc, không cần lỗ lãi 4

Từ sớm tinh mơ đến trưa tròn bóng nắng thì chợ tan với nhiều tiếc nuối của người bán và người mua. Tuy nhiên, không hẹn mà rằng một câu ngày đầu năm sau chúng ta sẽ gặp lại.

Tin cùng chuyên mục
Cư M’gar (Đắk Lắk): Đầu năm mới, đồng bào dân tộc Tày, Nùng mở hội xuống đồng

Cư M’gar (Đắk Lắk): Đầu năm mới, đồng bào dân tộc Tày, Nùng mở hội xuống đồng

Ngày 3/2 (ngày 6 Tết Ất Tỵ năm 2025), xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các ngành và người dân tổ chức Lễ hội Lồng tồng (hay còn gọi là Lễ hội xuống đồng). Đây là lễ hội dân gian truyền thống của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng ở các tỉnh miền núi phía Bắc vào những ngày đầu Xuân năm mới.