Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Chư Sê (Gia Lai): Triển khai Dự án 8 về bình đẳng giới

PV - 18:22, 22/02/2023

Chiều 21/2, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn I (2021 - 2025). Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Lam Nguyên
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Lam Nguyên

Theo đó, dự án được triển khai tại 5 xã: Ayun, Hbông, Ia Ko, Al Bá và Ia Blang. Các chỉ tiêu chính của dự án đến năm 2025 gồm: Thành lập và duy trì hoạt động của 9 tổ truyền thông cộng đồng; củng cố, nâng cao chất lượng hoặc thành lập mới và duy trì 5 tổ tiết kiệm vay vốn thôn bản; thành lập 1 tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và kết nối thị trường; củng cố, nâng chất lượng trên cơ sở mô hình hiện có hoặc thành lập mới 2 địa chỉ tin cậy cộng đồng.

Ngoài ra, 80% phụ nữ thuộc nhóm dân tộc có tỷ lệ sinh con tại nhà cao được tuyên truyền, vận động, tư vấn kiến thức và tiếp cận với dịch vụ sinh đẻ an toàn; xây dựng 4 câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi của trẻ em được thành lập, nâng cao năng lực và hỗ trợ tổ chức hoạt động; tổ chức 6 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản được tổ chức tại các địa bàn đặc biệt khó khăn.

Cùng với đó, dự án cũng đề ra chỉ tiêu có 25 cán bộ nữ DTTS cấp huyện, cấp xã (gồm cán bộ nữ trong quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, cán bộ nữ mới bổ nhiệm, cán bộ nữ mới trúng cử lần đầu) được tập huấn nâng cao năng lực phù hợp. Kinh phí thực hiện từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương và địa phương. 

Tin cùng chuyên mục
Luật tục trong đời sống đồng bào Tây Nguyên

Luật tục trong đời sống đồng bào Tây Nguyên

Văn hóa các DTTS ở Tây Nguyên là môi trường để hình thành luật tục, trở thành nguồn tư liệu dân gian quý giá, góp phần khẳng định bản sắc văn hóa từng dân tộc. Những bài ca luật tục là minh chứng tạo nên giá trị tinh thần, có chức năng tự điều chỉnh và tự giáo dục cho các thành viên trong cộng đồng, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững cho khu vực Tây Nguyên.