Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Chưa bao giờ công tác dân tộc được quan tâm như hiện nay

Tùng Nguyên - 06:31, 04/02/2024

Năm 2023 đã khép lại với những thành tựu ấn tượng trong lĩnh vực công tác dân tộc (CTDT), thực hiện chính sách dân tộc (CSDT), tạo sức bật mới cho sự phát triển mạnh mẽ của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sức bật đó đến từ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, đúng như Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã khẳng định, chưa bao giờ CTDT được quan tâm như năm vừa qua, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết CTDT năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Năm 2023, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG và các thành viên BCĐTƯ đã tổ chức nhiều chuyến đi kiểm tra, khảo sát thực tế để nắm bắt tình hình triển khai ở các địa phương. (Trong ảnh: Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khảo sát dự án sử dụng vốn ODA thuộc Chương trình MTQG 1719 tại Bắc Kạn, ngày 13/2/2023)
Năm 2023, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG và các thành viên BCĐTƯ đã tổ chức nhiều chuyến đi kiểm tra, khảo sát thực tế để nắm bắt tình hình triển khai ở các địa phương. (Trong ảnh: Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khảo sát dự án sử dụng vốn ODA thuộc Chương trình MTQG 1719 tại Bắc Kạn, ngày 13/2/2023)

Quan tâm hoàn thiện thể chế

Nhìn lại năm 2023 để thấy, lĩnh vực CTDT, thực hiện CSDT đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước ngay từ những ngày đầu năm. Dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương sáng 3/1/2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị Chính phủ và các địa phương ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các chương trình, đề án, chính sách đối với đồng bào DTTS và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Triển khai ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2023, Chính phủ đã yêu cầu thực hiện tốt CSDT; triển khai hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) để giảm nghèo đa chiều, bao trùm, giải quyết các vấn đề cấp thiết ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Một trong những yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP là tập trung kiểm tra, rà soát, xây dựng, hoàn thiện, hướng dẫn CSDT; đặc biệt là việc rà soát, tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai Chương trình MTQG 1719. Trong năm 2023, các bộ, ngành đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Dân tộc trong tham mưu Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xây dựng, sửa đổi cơ chế chính sách, huy động và phân bổ nguồn vốn, tập trung ưu tiên nguồn lực thực hiện Chương trình.

Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện các chương trình, dự án, CSDT năm 2023. Nội dung chỉ đạo lĩnh vực CTDT được đưa vào chương trình công tác năm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CSDT, trọng tâm là thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Nhằm tháo gỡ khó khăn với một số địa bàn không thuộc diện đầu tư Chương trình MTQG 1719, một số tỉnh đã ban hành các chính sách đặc thù đối với các đối tượng chưa được thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội và các chính sách khác phù hợp với điều kiện của địa phương. Với sự quan tâm đó, trong năm 2023 đã có 95% các vấn đề vướng mắc liên quan đến thể chế thuộc lĩnh vực CTDT bước đầu được giải quyết. Trong quá trình thực hiện, nhiều cách làm, mô hình hay được ghi nhận, thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của các bộ, ngành, địa phương và đồng bào các DTTS. Các chính sách đầu tư, hỗ trợ đã góp phần quan trọng cải thiện, nâng cao đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi; đưa tỷ lệ hộ nghèo DTTS cuối năm 2023 còn khoảng 17,82%, giảm 3,2% so với năm 2022.

Đồng bào tin tưởng rằng, trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước, các cơ quan làm CTDT, các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương sẽ tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, giúp đỡ đồng bào một cách thiết thực, hiệu quả để đời sống của đồng bào ngày càng tốt hơn”.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm

Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Trách nhiệm lớn lao

Sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, địa phương trong năm qua trong lĩnh vực CTDT xuất phát từ trách nhiệm đối với hơn 14,2 triệu đồng bào DTTS. Đúng như Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2023 diễn ra ngày 2/1/2024, bất kỳ ai làm CTDT, khi đến với đồng bào DTTS đều cảm thấy trách nhiệm lớn lao, thấy sốt ruột khi đồng bào còn gặp nhiều khó khăn.

Tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS toàn quốc năm 2023 (diễn ra ngày 12/12), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trăn trở cho rằng, đói nghèo, thiên tai, dịch bệnh, thiếu việc làm,... vẫn đang là thách thức lớn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Một bộ phận đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù cần được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.

Trước 497 đại biểu Người có uy tín, đại diện cho 28.538 Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên cả nước dự Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh tiếp tục khẳng định, đồng bào các DTTS tiếp tục đặt niềm tin về bước phát triển mới của vùng trong thời gian tới, từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước.

Niềm tin của đồng bào các dân tộc được củng cố từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong thực hiện CSDT. Đúng như Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2023 diễn ra ngày 2/1/2024 rằng, chưa bao giờ CTDT được quan tâm như năm vừa qua.

Niềm tin ấy càng vững chắc hơn khi đầu năm mới 2024, tại kỳ họp bất thường Quốc hội khóa XV đã thông qua nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG 1719. Nghị quyết với các giải pháp chính sách đặc thù vượt thẩm quyền của Chính phủ nhằm tháo gỡ nhiều nhất khó khăn, vướng mắc, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn các chương trình MTQG trong thời gian tới, từ đó tạo sức bật mới cho sự phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.