Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Chương trình MTQG 1719 góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Cà Mau

Như Tâm - 17:14, 12/11/2024

Để làm rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng từ việc thực hiện hiệu quả Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch", thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Cà Mau, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi lại những nhận xét, đánh giá của đại diện lãnh đạo các cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện Dự án và Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau.

Hòa Thượng Thạch Hà, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Cà Mau, Chủ tịch Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau
Hòa Thượng Thạch Hà, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Cà Mau, Chủ tịch Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau

Hòa Thượng Thạch Hà, Chủ tịch Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau, Trụ trì Chùa Monivongsa Bopharam: "Chương trình đã góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer”

Những thành tựu đạt được trong vùng đồng bào DTTS trong thời gian qua, là sự quan tâm nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước đã được cụ thể hoá và thực hiện một cách cụ thể đồng bộ, đã mang lại hiệu quả và thiết thực.

Như quý vị đã biết, Chùa là nơi sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân tộc Khmer, thể hiện mở rộng nhân ái, hạnh nguyện, từ bi của con người theo đức Phật. Việc tu sửa, đầu tư cho các hạng mục trong khung viên các chùa, cũng như xây mới các Salatel (nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng) đã được quan tâm thực hiện. Bên cạnh đó, các chùa còn được đầu tư đóng ghe ngo, tặng dàn nhạc ngũ âm... từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719. 

Đây không chỉ là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo đối với Phật giáo Nam tông Khmer cũng như đồng bào dân tộc Khmer, mà còn làm thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết, tạo được niềm tin của đồng bào DTTS đối với Đảng, Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới hiện nay. Đồng thời, khẳng định, sự lợi ích của Chương trình đáp ứng khá đầy đủ về nhu cầu thiết yếu của đồng bào các DTTS nói chung và đã góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer tỉnh Cà Mau nói riêng.

Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc sở Văn hoá Thể thao và du lịch tỉnh Cà Mau
Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau

Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau: Nguồn lực quan trọng góp phần thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS trên địa bàn tỉnh. 

Từ việc triển khai Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình MTQG 1719 những năm qua, đã và đang tạo động lực quan trọng để công tác bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS ở tỉnh Cà Mau sớm phát huy hiệu quả và ngày càng lan tỏa. 

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở địa phương, cùng với việc hỗ trợ nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 và sự chung tay của cả cộng đồng, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, góp phần tạo đà cho kinh tế - xã hội cất cánh, thay đổi diện mạo vùng DTTS và miền núi của tỉnh vốn còn nhiều khó khăn. Không chỉ dành tình yêu, niềm tự hào cho văn hóa truyền thống của các dân tộc, mà còn là cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương. 

Trên cơ sở triển khai các ngành, địa phương của tỉnh cũng đang vận dụng khá hiệu quả các nội dung hỗ trợ và nguồn kinh phí từ Chương trình cho nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các phong tục, tập quán văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS. Cụ thể đã thực hiện hoàn thành việc tôn tạo, nâng cấp một số hạng mục của 2 điểm chùa: Chùa Đầu Nai và Chùa Tam Hiệp; đầu tư hỗ trợ trang thiết bị văn hóa cho 10 Salatel và nhà sinh hoạt văn hóa của 65 ấp, khóm đặc biệt khó khăn; đang xây dựng mới thêm 2 Salatel; năm 2024, đang tiếp tục tôn tạo, nâng cấp một số hạng mục của 2 điểm chùa khác là Chùa Rạch Giồng và Cao Dân, trang bị thêm 2 chiếc ghe Ngo…

Bà Quách Kiều Mai ( Người đứng giữa trao quà), Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh cà Mau
Bà Quách Kiều Mai (người đứng giữa trao quà), Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh cà Mau

Bà Quách Kiều Mai, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh cà Mau: Tiếp tục làm tốt vai trò lả cơ quan tham mưu về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc

Với vai trò là cơ quan tham mưu, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kiểm tra định kỳ và thường xuyên theo dõi, nắm tình hình công tác thi đua và tình hình thực hiện Chương trình, kịp thời giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền, nhằm đảm bảo tiến độ, hiệu quả thực hiện Chương trình theo quy định. 

Đặc biệt, tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc Chương trình do Ban Dân tộc chủ trì thực hiện, gồm nội dung số 3, Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi; Nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; Tiểu dự án 4, Dự án 5: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp; Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS; Tiểu dự án 2, Dự án 9: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS; Tiểu dự án 1, Dự án 10: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào, truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình; Tiểu dự án 2, Dự án 10: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS và miền núi; Tiểu dự án 3, Dự án 10: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình. 

Từ thực tế triển khai, các dự án phát huy hiệu quả, trong đó phải kể đến nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch đang được các địa phương, thực hiện, phát huy rất hiệu quả, qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào vùng thụ hưởng chính sách.

"Việc triển khai và tổ chức thực hiện các dự án, Chương trình trên địa bàn tỉnh những năm qua cũng đã gặp một số vướng mắc do cơ chế chưa hoàn thiện và hệ thống văn bản hướng dẫn vẫn còn thiếu rất nhiều. Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng và quyết tâm cao của các sở, ngành và địa phương trong tỉnh, kết quả qua gần 4 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cà Mau đã cơ bản hoàn thành mục tiêu và một số chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình theo tiến độ đề ra trong Kế hoạch giai đoạn 5 năm", bà Quách Kiều Mai cho hay.

Tin cùng chuyên mục
Hỗ trợ bảo vệ rừng ở Nghệ An: Góp phần nâng cao độ che phủ rừng

Hỗ trợ bảo vệ rừng ở Nghệ An: Góp phần nâng cao độ che phủ rừng

Chia sẻ về thực hiện hỗ trợ bảo vệ rừng theo nội dung của Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An, ông Nguyễn Danh Hùng, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, chính sách đã góp phần quan trọng vào việc huy động được nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao độ che phủ cho rừng của địa phương. Còn người dân sống gần rừng, thì có thêm thu nhập, cải thiện đời sống để thêm gắn bó với rừng.