Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Chương trình MTQG sẽ tạo sự bứt phá để đổi mới sáng tạo khởi nghiệp cho thanh niên

Thuý Hồng - 07:03, 16/11/2022

Những năm qua đã có hàng nghìn doanh nghiệp thanh niên khởi nghiệp được thành lập thông qua các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế ở vùng DTTS vẫn còn khó tiếp cận các chương trình chính sách hỗ trợ để tạo sự bứt phá cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp...

Cần cơ chế, chính sách để tạo sự bứt phá đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho thanh niên
Cần cơ chế, chính sách để tạo sự bứt phá đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho thanh niên

Còn nhiều rào cản pháp lý

Trong những năm qua, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Trong đó, tập trung nâng cao nhận thức cho thanh niên về khởi nghiệp; hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng lực khả năng khởi nghiệp; kết nối tăng hiệu quả hệ sinh thái khởi nghiệp; thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực trẻ thích ứng với khởi nghiệp trong nền kinh tế số…

Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 xảy ra tác động nặng nề đến các mô hình doanh nghiệp, bên cạnh đó cơ chế, chính sách để tạo sự bứt phá cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều nút thắt, chưa tạo được sự bứt phá để đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho thanh niên.

Theo Nghị định 38 (hướng dẫn về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo) còn rất nhiều bất cập như: quy định quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không có tư cách pháp nhân; quy định chỉ cho phép có tối đa 30 nhà đầu tư góp vốn thành lập, làm hạn chế số vốn góp. Đặc biệt, nghị định này quy định quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo đầu tư không quá 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đã tạo ra hạn chế tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được hưởng ưu đãi về thuế. Tuy nhiên, trong các văn bản hướng dẫn cụ thể về thuế, thì lại không quy định được ưu đãi như thế nào, áp dụng ra sao...

Chia sẻ tại Hội thảo “Cơ chế, chính sách để tạo sự bứt phá cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Việt Nam” diễn ra đầu tháng 10 tại Hà Nội, ông Thẩm Trung Hiếu, chuyên gia pháp lý, Quỹ đầu tư ThinkZone, đã chỉ ra những vướng mắc có thể được coi là “điểm nghẽn cổ chai” cần phải được khơi thông, để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Đó là cần khơi thông nguồn vốn tư nhân đầu tư vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và tăng khả năng ứng dụng thực tiễn của chính sách hỗ trợ của nhà nước, với các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

Còn bà Trần Đào Hạnh, đại diện Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Bách Khoa Hà Nội - BK Fund, cũng phản ánh cơ chế đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo còn nhiều rào cản, khiến doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn.

Ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng cho rằng, cơ chế chính sách đầu tư cho đổi mới sáng tạo đã có rồi, nhưng cơ chế chính sách thúc đẩy, thì có nhiều vấn đề cần giải quyết.

Cần khơi thông nguồn vốn tư nhân đầu tư vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Cần khơi thông nguồn vốn tư nhân đầu tư vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Kỳ vọng vào Chương trình MTQG

Hiện nay, Bộ tiêu chí đánh giá và xác định doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cũng còn hạn chế. Doanh nghiệp “đổi mới sáng tạo”, doanh nghiệp “khởi nghiệp”, và doanh nghiệp “vừa và nhỏ”, là các nhóm đối tượng khác nhau và cần được định nghĩa rõ ràng, cụ thể bằng các văn bản pháp lý.

Theo ông Phạm Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, khung thể chế cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo rất quan trọng, vì nó cho phép có thúc đẩy đổi mới sáng tạo hay không.

Ông Hiếu cho rằng, cần đẩy mạnh quyền tự do kinh doanh tất cả những gì pháp luật không cấm, không hạn chế, chứ không thể không có luật là vi phạm. Nếu thúc đẩy mạnh sẽ tạo ra được môi trường đổi mới sáng tạo. 

“Cần rà soát toàn bộ quy định liên quan đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, để kiến nghị sửa đổi những quy định có nguy cơ gây ra rào cản, hạn chế sáng tạo đổi mới; cần mạnh dạn xóa bỏ thì sẽ có môi trường kinh doanh tốt” ông Hiếu cho biết.

Đối với những doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp kinh doanh với sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, truyền thống, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối, tiếp cận với công nghệ hiện đại để rút ngắn quá trình khởi nghiệp dễ dàng hơn.

Kiến nghị về cơ chế, chính sách để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Diễn đàn thành niên Việt Nam lần thứ 3, ông Bùi Văn Hoàng, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ sản xuất chế biến nông lâm nghiệp Hợp Hòa, tỉnh Tuyên Quang cho rằng, cần phát triển nguồn nhân lực trẻ thích ứng với khởi nghiệp trong nền kinh tế số. Các cơ quan chức năng, đoàn thanh niên cần mở rộng tập huấn cho các thanh niên khởi nghiệp về công nghệ số, chuyển đổi số để có thể tiếp cận thị trường thương mại điện tử một cách bài bản.

Để nâng cao nhận thức, khát vọng khởi nghiệp, phát triển năng lực khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 897/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2022 - 2030”.

Nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG PTKT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 sẽ khơi thông được nhiều điểm nghẽn thúc đẩy thanh niên khởi nghiệp
Nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG sẽ khơi thông được nhiều điểm nghẽn thúc đẩy thanh niên khởi nghiệp

Chương trình đã đưa ra các giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, nghiên cứu, đề xuất chính sách, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, phát triển kinh doanh. Tổ chức các chương trình đối thoại giữa doanh nhân trẻ, thanh niên khởi nghiệp, với lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương… để nhằm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách.

Đặc biệt trong Dự án 3 phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, giai đoạn 1:  2021-2025), cũng đã dành nguồn lực đầu tư để thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi... 

Hy vọng từ nguồn lực đầu tư này, sẽ khơi thông được nhiều điểm nghẽn thúc đẩy thanh niên khởi nghiệp dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương.


Tin cùng chuyên mục
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều tiêu chí, chỉ tiêu tăng cao hơn so với trước đây, nên các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2015 - 2020 khó đảm bảo khi xét theo các tiêu chí, chỉ tiêu mới. Hiện các ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, hạn chế trong thực hiện các tiêu chí để xây dựng NTM theo hướng bền vững.