Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Chuyện chùa Việt Nam qua truyện tranh

Hồng Minh - 07:41, 28/05/2022

Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt bộ 10 tập truyện “Mẹ kể con nghe: Chuyện chùa Việt” của tác giả Trăng Yên Tử, với phần minh họa của Nguyễn Hữu Tiệp.

Bộ 10 tập truyện “Mẹ kể con nghe: Chuyện chùa Việt”
Bộ 10 tập truyện “Mẹ kể con nghe: Chuyện chùa Việt”

10 tập truyện là những câu chuyện của bé Nồ cùng gia đình đi lễ chùa, vào chùa gặp Sư trụ trì và chú tiểu Tâm Tĩnh, bộ Mẹ kể con nghe - Chuyện chùa Việt lần lượt hé mở những kiến thức cơ bản về đạo Phật. Là truyện tranh, có lối viết và vẽ gần gũi với thiếu nhi, nhưng bộ 10 tập Mẹ kể con nghe - Chuyện chùa Việt lại được tác giả khuyên đọc, với cả những người đã trưởng thành.

10 tập truyện bao gồm các chủ đề là: “Vào chùa lễ Phật”, “Trang phục đi chùa”, “Nâng bát cơm đầy”, “Mừng Xuân di lặc”, “Mười phương chư Phật, chư Phật một phương”, “Lễ cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, “Bồ Tát ở đâu?”, “Đấng Cha Lành, Đức Khiêm Từ”, “Tâm hiếu là tâm Phật, Hạnh hiếu là hạnh Phật”... lần lượt giải đáp những câu hỏi không chỉ của trẻ em, mà của nhiều người lớn, khi đi lễ chùa.

Đó là: Vì sao người tu cạo tóc? Ý nghĩa lễ lạy như thế nào? Vào chùa nên mặc gì, ý nghĩa trang phục của người tu? Vì sao mọi người đi chùa ngày Tết và hành hương mùa Xuân? Các ngày lễ ở chùa là gì? Đức Phật Tổ là ai? Đức Phật có thương gia đình, có hiếu với cha mẹ không? Các bức tượng trong chùa là ai?...

Tác giả Trăng Yên Tử (bút danh của sư cô Thích Nữ Mai An) từng có nhiều tác phẩm về thiếu nhi, như “Nhụy Kiều Tướng quân” - đoạt giải Nhì cuộc thi sáng tác truyện tranh Báo Khăn quàng đỏ; “Nguyên phi Ỷ Lan” - đoạt giải Nhì cuộc thi biên soạn truyện tranh lịch sử của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2007.

Bộ truyện được minh họa chân thực, sinh động, hấp dẫn
Bộ truyện được minh họa chân thực, sinh động, hấp dẫn

Về bộ sách này, tác giả cho rằng, trẻ em luôn tò mò trước thế giới. Người lớn thường quá bận rộn để thắc mắc những điều mình thường thấy. Chính vì vậy mà đôi khi nghe các bé hỏi, cha mẹ cũng ngạc nhiên.

Thông qua bộ truyện, tác giả mong muốn giới thiệu văn hóa và đạo đức Phật giáo đến với trẻ em Việt Nam, để thế hệ tương lai được nuôi dưỡng bằng tinh hoa của ông cha, nhờ đó có được gốc rễ và bản lĩnh văn hóa, trở thành những người tài đức vẹn toàn.

Chia sẻ về tập chuyện của mình, tác giả Trăng Yên Tử chia sẻ rằng: Thực ra Phật giáo không hẳn là một tôn giáo, mà là một triết lý sống ăn sâu vào tâm thức dân tộc từ trước thời Hùng Vương, góp phần tạo nên nền văn hóa thủy chung, nhân hậu, cởi mở, vị tha… Nhiều danh nhân nước ta có đời sống tinh thần gắn với Phật giáo. Hai triều đại Lý Trần hào hùng có những ông vua thấm nhuần Phật pháp. Mong muốn của tác giả là giới thiệu văn hóa và đạo đức Phật giáo đến với trẻ em người Việt, để thế hệ tương lai được nuôi dưỡng bằng tinh hoa của ông cha, nhờ đó có được gốc rễ và bản lĩnh văn hóa, trở thành những người tài đức vẹn toàn, vững chãi trước cám dỗ của các trào lưu văn hóa độc hại và xô bồ.

Tin cùng chuyên mục
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 26/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật các tổ chức tín dụng.