Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để thoát nghèo

Minh Thu - 15:40, 29/10/2019

Từ đầu năm đến nay, bằng nhiều nguồn vốn, 350 hội viên nông dân từ các xã trên địa bàn huyện Mường Nhé (Điện Biên) đã được tham gia các lớp tập huấn về chuyển giao kỹ thuật, trên 1.800 lượt hội viên vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để đầu tư trồng trọt và chăn nuôi. Nhờ đó, đã xuất hiện những mô hình cây, con phù hợp, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS.

Mô hình trồng cây sả ở xã Leng Su Sìn bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế.
Mô hình trồng cây sả ở xã Leng Su Sìn bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế.

Cách đây 3 năm, ông Giàng A Sình, ngụ bản Huổi Lếch, xã Huổi Lếch vốn là hộ nghèo. Cuối năm 2017, từ nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH huyện, ông Sình đã đầu tư xây dựng chuồng trại, trồng cỏ, phát triển chăn nuôi theo hình thức nuôi nhốt. Đến nay, đàn gia súc, gia cầm của ông Sình phát triển từ 3 lên 10 con trâu, bò và hàng trăm con gia cầm các loại. Nhờ tích cực chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, đàn gia súc, gia cầm mang lại cho gia đình ông Sình nguồn thu 50 - 60 triệu đồng/năm. Không những trả hết nợ ngân hàng, ông Sình còn có tiền để đầu tư phát triển sản xuất.

Ông Đặng Đức Thoại, Chủ tịch UBND xã Huổi Lếch, cho biết: Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Mường Nhé và UBND xã đã vận động bà con đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng, trong đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm đang được xem là hướng đi mới, có hiệu quả. Nhờ đó, trong hai năm (2017 - 2018) tỷ lệ hộ nghèo ở Huổi Lếch giảm trên 10%.

Từ tháng 4/2018, xã Leng Su Sìn vận động 70 hộ dân trồng sả (trên diện tích 60ha). Sau hơn 1 năm, nhiều hộ gia đình đã thu hoạch 4 - 5 lứa sả. Với giá bình quân 4.000 - 5.000 đồng/kg sả tươi, mỗi ha sả đem lại cho bà con khoảng 25 triệu đồng. Với hướng đi đúng, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Leng Su Sìn đã đem lại hiệu quả bước đầu.

“Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 giảm trên 3%. Năm 2019, từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước, xã dự kiến trồng thí điểm 1ha cây mắc ca và sa nhân, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo khoảng 2%”, ông Sừng Sừng Khai, Bí thư Đảng ủy xã Leng Su Sìn khẳng định.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Nhé, ông Thào A Tủa, cho biết: Thời gian qua, Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên nông dân phát triển kinh tế gia đình với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại tổng hợp, chăn nuôi tập trung... Đã có hàng chục lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và khai thác rừng, kỹ thuật trồng nấm, chăn nuôi cho trên 350 hội viên nông dân 7 xã trên địa bàn.

Các tổ chức Hội Nông dân cơ sở đã tín chấp cho 48 Tổ vay vốn với 1.812 lượt hội viên vay trên 71 tỷ đồng để đầu tư trồng trọt và chăn nuôi… Bên cạnh đó, Hội Nông dân huyện cũng chỉ đạo các tổ chức hội cơ sở xây dựng quỹ hội và quỹ chi hội để hỗ trợ hội viên vay vốn không lãi, lãi suất thấp để phát triển sản xuất.

Với sự hỗ trợ của Hội Nông dân huyện Mường Nhé, nhiều hội viên, nông dân Mường Nhé chủ động chuyển đổi cơ cấu câu trồng, vật nuôi, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống.

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 giảm trên 3%. Năm 2019, từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước, xã dự kiến trồng thí điểm 1ha cây mắc ca và sa nhân, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo khoảng 2%.”

Ông Sừng Sừng Khai, Bí thư Đảng ủy xã Leng Su Sìn


Tin cùng chuyên mục