Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Chuyện học ở một xã từng nhận được thư khen của Bác Hồ

Trọng Bảo - 09:54, 18/02/2020

Năm 1962, Bác Hồ gửi thư khen ngợi thành tích thực hiện xóa mù chữ cho đồng bào Mông bằng tiếng Mông ở xã Bản Phố, huyện Bắc Hà (Lào Cai). Nội dung thư được Bác Hồ uỷ quyền cho Báo Nhân Dân thừa lệnh đăng tải trên số 3149, ngày 8/11/1962. Nhớ lời dạy của Bác, đồng bào các dân tộc Bản Phố luôn nỗ lực, quan tâm chăm lo cho con em mình được học hành đầy đủ.

Với sự quan tâm đầu tư cho giáo dục vùng cao, con em đồng bào ở Bản Phố đã được học tập trong những ngôi trường khang trang.
Với sự quan tâm đầu tư cho giáo dục vùng cao, con em đồng bào ở Bản Phố đã được học tập trong những ngôi trường khang trang

Vào những năm 1960, 1961, phong trào dạy và học chữ Mông ở Bản Phố rất phát triển, người già, trẻ em, đàn ông, đàn bà đều đi học. Nhờ vậy, hầu hết người dân ở Bản Phố đã biết đọc, biết viết chữ Mông.

Vui mừng trước thành công của xã Bản Phố trong phong trào học tiếng Mông, năm 1962, Bác Hồ viết bài “Một thắng lợi mới” đăng trên báo Nhân Dân. Trong bài viết, Bác ghi nhận, khen ngợi thành tích thực hiện xóa mù chữ cho đồng bào Mông bằng tiếng Mông ở xã Bản Phố, huyện Bắc Hà.

Người nhấn mạnh: “Mong rằng đồng bào các xã miền ngược thi đua với Bản Phố trong công việc xóa nạn mù chữ, đồng bào Bản Phố thì nên thi đua học bổ túc văn hóa để nâng cao hơn nữa trình độ hiểu biết của mình”.

Trong ký ức của các thế hệ người dân Bản Phố, bức thư của Bác là lời nhắn nhủ, mong muốn của Bác đối với đồng bào dân tộc Mông Bản Phố cần tích cực học tập, nâng cao trình độ dân trí. Đây cũng là nguồn động lực to lớn để cán bộ, đảng viên và đồng bào dân tộc Mông xã vùng cao Bản Phố thi đua để phấn đấu học tập, rèn luyện, lao động và sản xuất, xứng đáng với sự tin yêu của Người.

Nhớ lời Bác dặn, phong trào khuyến học, khuyến tài của xã vùng cao Bản Phố phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng được nhân rộng. Nhiều gia đình, nhiều dòng họ đã trở thành điểm sáng trong phong trào xây dựng xã hội học tập, trong đó tiêu biểu là dòng họ Lý.

Theo ông Giàng Seo Sì, 75 tuổi, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Bản Phố, Chi hội Khuyến học dòng họ Lý được ông Lý Xuân Diu sáng lập. Hằng năm, Chi hội vận động các hộ gia đình quyên góp quỹ, hộ gia đình cán bộ, công chức thì tối thiểu góp 150 ngàn đồng/năm, hộ gia đình nông dân100 ngàn đồng. Số tiền đóng góp sẽ được trích ra khen thưởng, động viên con cháu học hành, tu dưỡng đạo đức tốt, hỗ trợ các gia đình khó khăn…

Riêng gia đình ông Diu đã được tôn vinh công nhận gia đình hiếu học tiêu biểu toàn quốc, cấp tỉnh, huyện, xã, thôn. Năm 2004, ông Diu được vinh dự bầu là đại biểu đại diện cho tỉnh Lào Cai dự Đại hội biểu dương gia đình hiếu học toàn quốc. Ông được trao tặng nhiều huy hiệu, bằng khen, giấy khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Hội Khuyến học, của tỉnh và địa phương.

Việc tham gia dòng họ khuyến học giúp các hộ gia đình hội viên có điều kiện giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm dạy bảo con cái; tổ chức cho các cháu học nhóm, cháu học giỏi kèm cặp, giúp đỡ cháu học yếu. Nhờ đó, con cháu dòng họ Lý ở Bản Phố luôn đạt thành tích cao trong quá trình học tập, thi đỗ và theo học tại các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh.

“Đây là gia đình, dòng họ khuyến học tiêu biểu đã và đang được Hội chúng tôi tuyên truyền, nhân rộng tới các hộ, các dòng họ khác như họ Giàng, Vàng, Sùng… góp phần thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương”, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Bản Phố Giàng Seo Sì cho biết thêm.

Theo ông Sì, để phát triển sự nghiệp giáo dục của Bản Phố, bên cạnh sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước cho giáo dục vùng cao thì địa phương cũng có rất nhiều cách làm hay, sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục.

Năm 2000, xã Bản Phố được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ, năm 2006 được công nhận đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, năm 2007 được công nhận đạt chuẩn về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Cả 3 cấp: mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn xã đều đạt chuẩn Quốc gia cấp độ 1. Điều này cũng lý giải được niềm vui của ông Vàng Seo Sàng, Bí thư Đảng ủy xã Bản Phố khi khẳng định rằng: Những kết quả mà Bản Phố đạt được trong thời gian qua về giáo dục là minh chứng rõ nét trong việc tiếp nối truyền thống hiếu học của đồng bào DTTS nơi đây. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.