Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Cô giáo dân tộc Mường Hà Ánh Phượng nhận Giải thưởng Công chúa Thái Lan lần thứ 4

Cát Tường - 11:30, 31/10/2021

Cô giáo Hà Ánh Phượng, giáo viên Trường THPT Hương Cần (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) vừa vinh dự được nhận Giải thưởng Công chúa Thái Lan lần thứ 4.

Cô giáo Hà Ánh Phượng (mặc áo dài đỏ) vinh dự nhận được Giải thưởng Công chúa Thái Lan lần thứ 4.
Cô giáo Hà Ánh Phượng (mặc áo dài đỏ) vinh dự nhận được Giải thưởng Công chúa Thái Lan lần thứ 4.

Cô giáo Hà Ánh Phượng là một trong 11 giáo viên của khu vực Đông Nam Á được nhận được Giải thưởng Công chúa Thái Lan Maha Chakri.

Giải thưởng Công chúa Maha Chakri ra đời năm 2015 trong dịp kỷ niệm sinh nhật 60 tuổi của Công chúa Maha Chakri Sirindhorn. Đến nay, đã 4 lần giải thưởng được tổ chức trao cho các giáo viên vào các năm 2015, 2017, 2019 và 2021.

Giải thưởng tôn vinh những giáo viên tận tụy cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, có nhiều đóng góp cho lĩnh vực phát triển con người tại Thái Lan và các nước Đông Nam Á. Giải thưởng bao gồm huy hiệu, huy chương, giấy chứng nhận và 10.000 USD tiền thưởng.

Cô giáo Hà Ánh Phượng được nhận Giải thưởng Công chúa Thái Lan lần thứ 4 về những sáng kiến đột phá trong giáo dục, có ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương, trong nước và đồng nghiệp quốc tế. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, cô Phượng giúp học sinh tham gia vào các tiết học xuyên biên giới, các dự án quốc tế, trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng để trở thành công dân toàn cầu cùng với nhiều hoạt động từ thiện như dạy học miễn phí cho trẻ em tại khu ổ chuột Ấn Độ, trẻ em Nam Phi, thư viện hạnh phúc miễn phí cho học sinh, các dự án về môi trường, tâm lý học đường...

Với quan điểm “Anh ngữ là sinh ngữ”, cô Hà Ánh Phượng không chỉ truyền cảm hứng để các em học sinh yêu thích việc học tiếng Anh mà còn sử dụng các ứng dụng công nghệ để giúp các em có môi trường giao tiếp và học tập hiệu quả.

“Là người dân tộc thiểu số, tôi thấu hiểu những khó khăn mà các học sinh của mình đang gặp phải. Theo tôi, giáo dục là vũ khí mạnh mẽ nhất để thay đổi thế giới. Tôi dạy môn tiếng Anh và với tôi, dạy tiếng Anh tức là dạy về một thế giới mới, một nền văn hóa mới. Bởi vậy trong lớp học của mình, tôi thường áp dụng nhiều phương pháp dạy khác nhau để giúp học sinh phát triển kỹ năng, khả năng, phẩm chất của mình. Theo tôi những phẩm chất đó là sự tự tin, sáng tạo, khả năng tự học, tư duy phê phán kỹ năng giải quyết vấn đề và cả kỹ năng giao tiếp…” - Cô giáo Hà Ánh Phượng cho biết.

Thành tích tiêu biểu của Cô giáo Hà Ánh Phượng

- Giải thưởng Top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu.

- Giải thưởng Công chúa Thái Lan dành cho 11 giáo viên xuất sắc nhất khu vực Đông Nam Á.

- Giải thưởng 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020.

- Được ghi nhận là Chuyên gia giáo dục sáng tạo của Microsoft.

- Học bổng toàn phần Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, chương trình SEAYLP.

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc.

- Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ.

- Bằng khen của Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ.

- Bằng khen của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

- Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.

- Bằng khen của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt nam.

- Giải thưởng nhân vật truyền cảm hứng của báo Vietnamnet 2020

- Danh hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng.

Cô giáo Hà Ánh Phượng hiện là giáo viên Trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ; là đại biểu Quốc hội khóa XV. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.