Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Cô học trò người Dao vượt khó chinh phục các kỳ thi

Trung Hải - 09:11, 24/02/2020

Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn ở xã Ea M’droh, huyện Cư M’gar (Đăk Lăk), cô học trò Lục Mùi Khe (dân tộc Dao) học sinh lớp 12A2, Trường THPT Cư M’gar luôn nỗ lực vượt khó, chinh phục các kỳ thi học sinh giỏi.

Lục Mùi Khe (bàn đầu) chăm chỉ học trên lớp
Lục Mùi Khe (bàn đầu) chăm chỉ học trên lớp

Bố mẹ làm nông nghiệp, kinh tế gia đình eo hẹp nhưng 3 anh em Lục Mùi Khe luôn động viên nhau nỗ lực trong học tập. Để làm gương cho các em, anh trai của Khe đã thi đỗ vào đại học, hiện đang học tại Trường Đại học Nội vụ ở Hà Nội. Theo gương anh, Lục Mùi Khe luôn tự nhủ bản thân phải cố gắng vươn lên trong học tập để mai này có một tương lai tươi sáng.

Trường học của Lục Mùi Khe cách xa nhà trên 30km nên em phải ở trọ cùng các bạn, đến cuối tuần mới về nhà. Những ngày cuối tuần, em tranh thủ lên nương rẫy giúp đỡ bố mẹ công việc đồng áng, tối về lại học bài. Từ sự kiên trì, bền bỉ trong học tập, Lục Mùi Khe đã gặt hái được thành tích cao trong học tập. Năm học lớp 10 và lớp 11, Lục Mùi Khe đã giành được Huy chương Vàng tại các kỳ thi Olympic do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Lăk tổ chức; lớp 12 em đạt giải Ba cấp tỉnh và giải Ba Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử. 

Chia sẻ về phương pháp học môn Lịch sử, Lục Mùi Khe cho biết: “Nhiều bạn thường chọn phương pháp học Lịch sử theo cách học thuộc lòng, nhưng em lại chọn phương pháp học ghi nhớ các sự kiện và tìm hiểu ý nghĩa, giá trị lịch sử của các sự kiện diễn ra”.

Nói về hoài bão, ước mơ của mình, Lục Mùi Khe chia sẻ, em sẽ cố gắng học tập đạt kết quả cao nhất để đủ điểm xét tuyển vào các trường thuộc ngành Công an hoặc Quân đội để sau này có nghề nghiệp ổn định, lúc đó em mới có điều kiện báo hiếu cha mẹ và giúp đỡ bà con nghèo ở quê hương. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.