Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Giáo viên Trường Tiểu học Đăk Glei lập bếp ăn nuôi học trò

PV - 18:09, 11/06/2019

Thương học trò ở xa nhịn đói bữa trưa để ở lại học buổi chiều hoặc học một buổi, bỏ một buổi đi bộ về nhà, thầy cô giáo Trường Tiểu học thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum cùng nhau góp gạo và các loại thực phẩm nấu ăn trưa cho hàng chục học trò tại trường. Từ đó không còn xảy ra tình trạng học sinh nghỉ học nữa.

Bữa cơm trưa miễn phí cho học sinh nghèo của Trường Tiểu học Đăk Glei Bữa cơm trưa miễn phí cho học sinh nghèo của Trường Tiểu học Đăk Glei

Năm học 2017-2018, Trường Tiểu học thị trấn Đăk Glei có 370 học sinh, chủ yếu là người DTTS. Trong số đó có 59 học sinh người Hà Lăng (thuộc nhóm địa phương dân tộc Xơ-đăng) ở thôn Long Nang, cách trường từ 3-4km. Hoàn cảnh gia đình các em đều khó khăn, bố mẹ đi làm rẫy từ sáng sớm nên các em phải tự đi bộ đến lớp. Do trường không có nơi ở bán trú nên học hết buổi sáng, các em đi bộ về nhà tự lo ăn uống rồi đi học buổi chiều. Nhiều hôm về nhà không có đồ ăn, các em lại nghỉ học buổi chiều, do đó đã ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu kiến thức.

Nhà em Lý A Thoại, học sinh lớp 3, Trường Tiểu học thị trấn Đăk Glei cách xa trường hơn 3km, thuộc diện hộ nghèo. Do rẫy ở xa nên bố mẹ em thường đi làm rất sớm, đến chiều muộn mới về. Hằng ngày, em tự đi bộ đến trường, tự lo ăn trưa. Nhiều hôm buổi sáng không có gì ăn, em Thoại ôm bụng đói đi học. Đường xa, lại leo qua mấy con dốc, lên đến trường thì đói lả, cô giáo phải xuống pha mì tôm cho ăn. Học xong buổi sáng, trưa về nhà cũng không có ai nấu cơm cho ăn nên em không thiết tha đi học lắm. Từ khi nhà trường tổ chức nấu cơm trưa, em rất hào hứng, cơm ở trường ngon: có thịt, có canh nên em thích đến trường mỗi ngày.

Thầy Trần Xuân Ninh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Đăk Glei cho biết, trường chúng tôi không thuộc hệ bán trú, nhưng gần 2 năm nay, Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo cùng nhau quyên góp tổ chức nấu ăn trưa cho 59 em học sinh người Hà Lăng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Để có bữa trưa cho các em, mỗi ngày, thầy cô trong trường tự đóng góp thịt, trứng, mì tôm… tùy theo khả năng của mình. “Từ khi nhà trường xây dựng được mô hình bữa trưa có thịt, các em có bữa ăn no bụng và được ăn ngủ trưa tại trường. Vì vậy các em vui vẻ khi đến trường, tình trạng học sinh nghỉ học đã không còn xảy ra, chúng tôi cảm thấy rất vui!”.

Phụ huynh học sinh của trường cảm nhận tấm lòng các thầy cô giáo như vậy cũng rất ủng hộ. Hội Phụ huynh đã thành lập tổ tự quản cùng với giáo viên trong trường tham gia nấu ăn, quản lý sinh hoạt buổi trưa cho các em ở lại trường.

Chị Y Na Trang, thành viên Tổ tự quản, phụ huynh khối lớp 2 chia sẻ: “Tổ tự quản toàn phụ huynh học sinh của trường thay phiên nhau đến phụ giúp thầy cô nấu ăn, quản lý các cháu ngủ trưa để có sức học buổi chiều. Ai cũng ý thức việc làm của mình nên đến ngày được phân công, 10h sáng là phụ huynh có mặt. Việc nhà trường tổ chức nấu ăn cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, phụ huynh ai cũng mừng, chỉ mong được duy trì dài dài để các cháu được ăn no, không phải nghỉ học”.

Cô Thanh Thị Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Đăk Glei chia sẻ: Từ khi nhà trường tổ chức nấu ăn cho các em, các thầy cô thay nhau vào bếp. Mặc dù đây là nguồn các thầy cô tự ủng hộ, đóng góp nhưng hằng tuần, nhà trường đều công khai phần thu chi rõ ràng. Tuy nhiên, để đảm bảo những bữa cơm có thịt lâu dài cho các em học sinh thì nhà trường cũng đang gặp nhiều khó khăn. Đồ dùng để nấu ăn, sinh hoạt của các em học sinh cũng còn rất thiếu thốn. Nhà trường mong sẽ nhận được sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm, cơ quan chức năng để duy trì được những bữa cơm trưa cho các em học sinh DTTS nghèo.

Ông Nghiêm Minh Hiệu, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND thị trấn Đăk Glei cho biết: Đảng ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao việc tổ chức bữa cơm trưa cho học sinh nghèo của nhà trường. Đây là việc làm rất ý nghĩa cần được phát huy, nhân rộng.

LÊ HƯỜNG - LÊ KIÊN

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.