Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Con trâu vật hiến tế thần linh

Trần Đình Quang - 17:15, 02/02/2021

Trong các lễ hội truyền thống từ ngàn xưa đến nay, đồng bào các DTTS ở Quảng Ngãi đều chọn con trâu là vật hiến tế các vị thần linh. Theo quan niệm của đồng bào, trong các con vật dùng để hiến sinh, con trâu hiền lành và mạnh khỏe nhất. Sau khi được hiến tế, trâu sẽ giúp các vị thần linh cai trị muôn loài, phù hộ độ trì cho con người chống chọi với thiên tai và dịch bệnh.

Lễ ăn trâu của đồng bào Ca Dong
Lễ ăn trâu của đồng bào Ca Dong

Nghệ nhân Ưu tú Hồ Ngọc An, dân tộc Co ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng cho biết, năm nào, làng ông cũng tổ chức Lễ hiến trâu, tiếng Ca Dong  gọi là lễ Ka Ka Pơ, nghĩa là Lễ ăn con trâu. Đây là Lễ hội truyền thống của đồng bào Co. Lễ hiến trâu là lễ hội bảo tồn những giá trị văn hóa cổ truyền của người Co như nghệ thuật tạo hình trên cây gu, nêu, nghệ thuật múa cà đáu, đấu chiêng, hát dân ca xà ru, a giới và ẩm thực…

Tại Lễ ăn trâu, người dân làng trổ tài điêu khắc trên cây gu, nêu. Họ là những nghệ nhân của bản làng, học tập nghề từ các già làng trao truyền. Hình ảnh được khắc họa trên cây gu, cây nêu là hình ảnh về cuộc sống sinh hoạt thường ngày của đồng bào Co.

Ngoài nghệ thuật tạo hình trên thân cây, Lễ ăn trâu của người Co còn là dịp để dân làng tề tựu đoàn kết hát dân ca xà ru, agiới, thổi kèn a máp và đánh chiêng, nhảy điệu múa cà đáu. Đồng bào Ca Dong (thuộc dân tộc Giẻ Triêng) huyện vùng cao Sơn Tây cũng tổ chức Lễ hội ăn trâu, không khác gì đồng bào Co huyện Trà Bồng. Trong ngày diễn ra Lễ hội ăn trâu, người phụ nữ chủ nhà có bài khóc trâu khá hay.

Bài khóc trâu kể về tình cảm của mình với con trâu. Nhưng vì hứa với thần linh nên mới hiến trâu về trời. “Mày đi lên trời nhớ phù hộ độ trì cho gia đình mạnh khỏe, làm ăn gặp nhiều may mắn, bản làng yên vui, không bị thiên tai, không có dịch bệnh...”.

Nghệ nhân Hồ Ngọc An chỉ dạy cho con trai vẽ nêu
Nghệ nhân Hồ Ngọc An chỉ dạy cho con trai vẽ nêu

Già làng Đinh Ka La, xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây cho biết, nhờ có Lễ ăn trâu mà người Ca Dong đã giữ được nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc mình. Trong làng, cứ 10 nhà thì 7 nhà giữ được chiêng. Trong lễ hội, chiêng là nhạc cụ được biểu diễn nhiều nhất, bởi trong lễ Ka Ka Pơ, mình đánh chiêng hay thì thần linh mới về dự. Năm nào chiêng đánh sôi nổi thì dân làng sẽ được mùa…”.

Lễ hội ăn trâu, còn là dịp để những trai gái trong làng mặc những bộ trang phục truyền thống đẹp mắt, cùng thưởng thức những món ăn truyền thống như, bánh lá đoát, lá dong, thịt trâu và uống rượu đoát, rượu cần thơm ngát…

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu văn hóa địa phương cho rằng, để Lễ hội thực sự có ý nghĩa với cuộc sống, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa cổ truyền dân tộc, chúng ta cần tuyên truyền cho đồng bào hiểu và thực hiện ăn trâu theo hướng tiết kiệm. Lễ hội ăn trâu nếu được điều chỉnh theo hướng tích cực, tiến bộ sẽ góp phần bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch vùng đồng bào DTTS... 

Tin cùng chuyên mục
Tour du lịch độc đáo thăm làng "cá gỗ"

Tour du lịch độc đáo thăm làng "cá gỗ"

Dù ra mắt vào cuối năm 2023, song tính đến thời điểm hiện tại, sức hút của tour du lịch "Làng cá gỗ - sau ánh hào quang" vẫn chưa hề suy giảm. Về làng Quỳnh Đôi, du khách không chỉ có dịp ghé thăm vùng đất khoa bảng nức tiếng của xứ Nghệ mà còn được lắng nghe giai thoại về con cá gỗ, thấm thía câu chuyện của những người khai ấp lập làng, gian nan đưa thầy về dạy học để duy trì nghiệp đèn sách nơi đây.