Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Công nhận 4 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia ở Điện Biên

L.Minh - 15:10, 08/06/2023

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa công bố Quyết định số 1404/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận 4 loại hình nghệ thuật của tỉnh Điện Biên vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Nghệ thuật trình diễn dân gian múa của người Lào huyện Điện Biên và Điện Biên Đông được công nhận là di sản quốc gia (Ảnh: Theo Báo Văn hóa)
Nghệ thuật trình diễn dân gian múa của người Lào huyện Điện Biên và Điện Biên Đông được công nhận là Di sản quốc gia. (Ảnh: Báo Văn hóa)

Theo đó, 4 di sản tỉnh Điện Biên được công nhận gồm: Nghệ thuật trình diễn dân gian múa của người Lào huyện Điện Biên và Điện Biên Đông; Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cúng dòng họ của người Mông trắng tại 3 huyện Tuần Giáo, Điện Biên và Điện Biên Đông; Nghề thủ công truyền thống Nghề rèn của người Mông và Tri thức dân gian Nghệ thuật làm trang phục của Người Hà Nhì xã Sín Thầu, xã Leng Su Sìn, xã Sen Thượng, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé.

Đến nay, Điện Biên đã có 18 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Bên cạnh đó, Điện Biên còn có 37 lễ hội truyền thống, trong đó có Lễ hội Hoa Ban là lễ hội cấp tỉnh; 28 Nghệ nhân ưu tú là những người am hiểu về các giá trị văn hóa truyền thống và trao truyền cho thế hệ trẻ, nhằm gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn.

Việc 4 loại hình di sản của tỉnh Điện Biên vừa được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là niềm vui, niềm phấn khởi tự hào của đồng bào dân tộc Mông, dân tộc Lào và dân tộc Hà Nhì, mà còn là tiền đề, động lực quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên tiếp tục nỗ lực thực hiện thành công hơn nữa công tác giữ gìn phát huy di sản văn hóa các dân tộc, khơi dậy ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát hiện, gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị của các loại hình di sản văn hóa, văn hóa phi vật thể tại địa phương, thực hiện bảo tồn phát huy tốt nhất di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục quốc gia, góp phần phát triển du lịch, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.