Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Công nhận Nghề dệt thổ cẩm của người Mnông ở Bình Phước là Di sản văn hóa phi vật thể

L.Hoàng - P.Thảo - 19:49, 06/09/2022

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công nhận Nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người Mnông ở xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập và các xã Đắk Nhau, Đồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn của huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghệ nhân Thị An Đê (xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng, Bình Phước) truyền nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho con cháu. (Ảnh: Nhất Sơn)
Nghệ nhân Thị An Đê (xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng, Bình Phước) truyền nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho con cháu. (Ảnh: Nhất Sơn)

Đây vừa là vinh dự, vừa là động lực to lớn để chính quyền cũng như đồng bào Mnông bảo tồn, phát triển nghề dệt truyền thống đặc sắc của dân tộc mình.

Đồng bào Mnông tại Bình Phước có hơn 10.000 người, chiếm khoảng 1,1% dân số toàn tỉnh. Đồng bào Mnông có lịch sử sinh sống lâu đời tại đây, nên đã sáng tạo và tích lũy nhiều nghề thủ công truyền thống mang sắc thái đặc trưng của cộng đồng. Trong số những nghề đó, nghề dệt thổ cẩm là nghề đặc trưng nhất của người Mnông.  Để có một sản phẩm thổ cẩm hoàn thiện, đồng bào Mnông phải thực hiện qua rất nhiều công đoạn. Đòi hỏi mỗi người nghệ nhân phải trang bị cho mình những kỹ năng, tri thức và sức sáng tạo riêng để thực hành.

Thông thường, để ra được một tấm thổ cẩm, người làm nhanh có thể dệt trong vòng 1 - 2 tuần. Đối với những tấm thổ cẩm nhiều hoa văn đặc sắc, kích thước lớn, có khi phải mất 1 năm mới hoàn thành. Giá thổ cẩm thường dao động từ 200 - 800 ngàn đồng/tấm, những tấm đẹp có thể lên đến 2 triệu đồng.

Việc duy trì và phát huy truyền thống nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Mnông có sự chung tay hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Đại diện Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bù Đăng cho biết: Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mnông được truyền dạy và lưu giữ từ nhiều năm qua. Trong đó, việc khảo sát và lập hồ sơ công nhận Di sản văn hóa nghề dệt thổ cẩm của người Mnông được ưu tiên hàng đầu.

Hiện toàn huyện Bù Đăng có hơn 100 hộ gia đình đồng bào Mnông có phụ nữ trong các độ tuổi biết dệt thổ cẩm và đang duy trì nghề. 

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.