Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Công tác cán bộ trong cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

Thanh Hải - 10:52, 27/06/2024

Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An. Đáng chú ý, tỉnh Nghệ An sẽ được bổ sung tăng thêm một Phó Chủ tịch để phụ trách khu vực miền Tây của tỉnh.

Miền Tây xứ Nghệ hãy còn là vùng đất bộn bề khó khăn (Trong ảnh: Đồng bào Đan Lai ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, Con Cuông)
Miền Tây xứ Nghệ hãy còn là vùng đất bộn bề khó khăn (Trong ảnh: Đồng bào Đan Lai ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, Con Cuông)

Vùng miền Tây Nghệ An có đường biên giới dài (giáp Lào) tiềm ẩn nhiều vấn đề an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Đây được xem là địa bàn đặc biệt khó khăn và cũng là địa bàn quan trọng của tỉnh về chính trị, quốc phòng, an ninh; trong khi đó, đầu tư về cơ sở hạ tầng cho khu vực này còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, rất cần tập trung hỗ trợ thêm nguồn lực từ ngân sách Trung ương.

Lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An hiện nay, gồm 01 Chủ tịch và 04 Phó Chủ tịch. Do vậy, việc đề xuất áp dụng cơ chế thí điểm, bổ sung thêm một Phó Chủ tịch UBND tỉnh, để phụ trách chuyên về địa bàn vùng miền núi, sẽ đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công việc. Đồng thời, góp phần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhằm phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An theo định hướng tại Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bản làng miền Tây xứ Nghệ (Trong ảnh: Bản Ca Da, xã Bảo Thắng - Kỳ Sơn)
Bản làng miền Tây xứ Nghệ còn nhiều khó khăn (Trong ảnh: Bản Ca Da, xã Bảo Thắng, huyện Kỳ Sơn)

Phải khẳng định rằng, đây là một quan tâm ưu ái lớn của Bộ Chính trị, Quốc hội, Đảng, Nhà nước dành cho Nghệ An. Những cơ chế, chính sách ưu ái, nhìn từ góc độ nhân sự, chính là muốn “thêm người, để việc hiệu quả”; muốn Nghệ An có những bứt phá để sớm trở thành tỉnh khá khu vực Bắc Trung Bộ. Trong lộ trình đó, thì việc kéo dần khoảng cách vùng miền, giảm nghèo vùng miền Tây được xem là nhiệm vụ trọng tâm.

Vùng miền Tây xứ Nghệ gồm 11 huyện, thị xã, là nơi sinh sống của đại đa số đồng bào DTTS. Tính về góc độ đơn vị hành chính, thì đã chiếm quá nửa của cả tỉnh; chưa kể diện tích. Tiềm năng thì nhiều, nhưng vẫn chưa khai phá, chưa tận dụng hết. Bởi vậy, miền Tây Nghệ An vẫn là vùng trũng về đói nghèo, thu nhập, trình độ dân trí. 

 Hiện nay, ngoài các chính sách, chương trình đầu tư, hỗ trợ khác; thì ba chương trình MTQG gồm xây dựng NTM, Giảm nghèo bền vững, Phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đang triển khai cùng lúc, gần như đầu tư toàn diện cho vùng đất này. Điều ấy cho thấy, đang có một khối lượng công việc đồ sộ, đang có quá nhiều vấn đề cần phải thực hiện và nảy sinh trong quá trình thực hiện.

 Do vậy, có thêm một vị Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách miền Tây, thì những chỉ đạo, lãnh đạo sẽ trở nên sâu sát hơn, kịp thời hơn bởi với một vùng đất rộng, dân số đông, địa bàn xa ngái…,  thì việc có một người phụ trách trực tiếp công việc ấy, địa bàn ấy ắt sẽ hiệu quả hơn.

Khi có thêm một vị Phó Chủ tịch, phụ trách  miền Tây, không chỉ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, mà công tác tham mưu, đề xuất những giải pháp, biện pháp phát triển về kinh tế -xã hội miền Tây của tỉnh cũng trở nên sát hơn, cụ thể hơn.


Nghệ An là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I, có diện tích lớn nhất cả nước, với gần 16.500km vuông; dân số đứng thứ 4 cả nước, với trên 3,4 triệu người; có đường biên giới dài 419km trên bộ và đường bờ biển dài 82km. Toàn tỉnh có 21 huyện, thành phố, thị xã; trong đó có 11 huyện, thị xã miền núi, núi cao; là Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Thanh Chương và Anh Sơn. Nghệ An là nơi sinh sống của hơn 510.000 người DTTS và nhiều tôn giáo đan xen.

Tin cùng chuyên mục
Điểm hẹn của hòa bình

Điểm hẹn của hòa bình

Quảng Trị sẽ tổ chức Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên vào tháng 7 tới. Với một vùng đất từng bị chia cắt và hứng chịu thảm họa bởi chiến tranh… thì đó sẽ mãi mãi là thông điệp đầy ý nghĩa về một dân tộc yêu chuộng hòa bình. Lễ hội Vì hòa bình còn là một điểm hẹn của hòa bình; điểm đến của du lịch hòa bình.