Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phóng sự

Khát vọng trẻ trên miền biên viễn Nghệ An...

An Yên - 08:45, 06/06/2024

Không chỉ là vùng đất xa ngái và còn nhiều gian khó, mà phía sau những bản làng mờ sương nơi biên cương xứ Nghệ còn lấp lánh những gương người trẻ không ngại dấn thân. Sức trẻ với ý chí quyết tâm của họ đã truyền lửa và nhiệt huyết đam mê cho công cuộc vì một dải đất biên cương ngày càng no ấm.

Lang Văn Mão, một chàng trai 8X người dân tộc Thái đã cùng với những trang lứa lập nên Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Hủa Na (có trụ sở ở bản Tục Pang, xã Đồng Văn) để phát triển chăn nuôi cá lồng lòng hồ với nhiều giống cá bản địa có giá trị cao
Lang Văn Mão, một chàng trai 8X người dân tộc Thái đã cùng với bạn bè thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Hủa Na (có trụ sở ở bản Tục Pang, xã Đồng Văn) để phát triển chăn nuôi cá lồng lòng hồ với nhiều giống cá bản địa có giá trị cao

Đánh thức vùng đất “sơn cùng thủy tận”

Câu chuyện tại xã biên giới Phúc Sơn, huyện Anh Sơn là ví dụ đầu tiên cho hành trình dấn thân của những người trẻ. Ở xã biên giới này đang có hơn 20 mô hình phát triển kinh tế của thanh niên địa phương đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một trong những “đầu tàu” của 20 mô hình ấy, là chàng thanh niên Nguyễn Đình Hạnh ở thôn Bãi Lim. 

Hành trình lập thân lập nghiệp của Hạnh bắt đầu từ năm 2015, khi anh bắt tay vào cải tạo hơn 2,5ha vườn đồi hoang hóa của gia đình để phát triển diện tích trồng chè và giống cam đặc sản của địa phương. Từ năm 2013, Hạnh mạnh dạn đưa giống chuối Nam Mỹ vào thử nghiệm. Kết quả ngoài sự mong đợi, khi vụ đầu vườn chuối đã cho thu hoạch chừng 100 triệu đồng. Nếu tính tổng thu nhập cả trang trại, thì mỗi năm Hạnh bỏ túi hơn 400 triệu đồng.

Chưa dừng lại ở đó, Hạnh đã đứng ra thành lập “Câu lạc bộ phát triển nguồn nhân lực” của thôn gồm 12 thành viên. Dưới sự hướng dẫn, đồng hành của anh Hạnh, các thành viên đã phát triển được gần 60ha chè và hàng chục ha keo, góp phần đánh thức vùng đất biên cương xa xôi, gian khó nhưng đầy tiềm năng.

Trong miên man nắng gió biên thùy, chúng tôi ngược núi lên huyện biên giới Quế Phong – một huyện nghèo, trong số 64 huyện nghèo nhất của cả nước. Nơi đây, đang có những chàng trai trẻ mang dòng máu “Rô bin xơn”, khi dám nhận vùng đất khó giữa lòng hồ thủy điện Hủa Na để thử sức.

 Lang Văn Mão, một chàng trai 8X người dân tộc Thái, đã cùng với những người bạn cùng trang lứa lập nên Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Hủa Na (có trụ sở ở bản Tục Pang, xã Đồng Văn) để phát triển chăn nuôi cá lồng lòng hồ với nhiều giống cá bản địa có giá trị cao.

Từ 20 thành viên ban đầu, đến nay, hợp tác xã đã phát triển lên 32 thành viên, với tổng số hơn 450 lồng cá. Trong đó, nhiều thành viên hợp tác xã có hơn 30 lồng cá, họ đều là những thanh niên trẻ tuổi đời từ 25 – 35 tuổi. Vui hơn, khi vào năm 2021, các sản phẩm cá leo, cá trắm, cá lăng, cá bọp, cá rô phi, cá chạch, cá chình của hợp tác xã đã được chứng nhận đạt chuẩn VietGAP, mang lại thu nhập ổn định cho bà con.

Sức trẻ tham gia khắc phục hậu quả thiên tai sạt lở
Sức trẻ tham gia khắc phục hậu quả thiên tai

Vùng đồng bào DTTS Nghệ An có gần 1,2 triệu người, chiếm 41% dân số toàn tỉnh. Dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng vùng đất ấy đang ngày một thêm khởi sắc; minh chứng rõ nhất là tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm từ 3,4 – 4,9%.

Góp phần vào thành quả ấy, có sự đóng góp quan trọng của những người trẻ. Chẳng thế mà Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Nguyễn Thị Phương Thúy, đã rất hồ hởi khi khoe rằng: Trên địa bàn toàn tỉnh đang có 20 câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế cấp huyện, 176 câu lạc bộ, 17 mô hình hợp tác xã thanh niên với 57 tổ hợp tác và gần 1.800 mô hình thanh niên phát triển kinh tế. Chiếm một phần đáng kể là của người trẻ vùng miền núi. Đó là những “sân chơi” để người trẻ thể hiện mình và thực tế là họ đang thể hiện ngày càng hiệu quả.

“Điểm tựa” vững chắc cho quê hương

Phía sau “mặt trận” kinh tế, người trẻ trên các bản làng biên cương xứ Nghệ, đang ngày càng khẳng định vị trí chắc chắn của mình, trở thành “điểm tựa” cho quê hương bằng những hoạt động thiện nguyện, xung kích vì cộng đồng.

Còn nhớ, mấy năm trước, khi Bộ Công an, Tỉnh ủy Nghệ An triển khai chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo tiêu chí “ba cứng”, nhiều bạn trẻ đã không quản ngại khó khăn, vất vả, gùi đá, cõng nước, vượt núi, lội suối… đồng hành cùng các lực lượng trong ngày hội an cư.

 Bí thư Huyện đoàn Kỳ Sơn Vi Thái Thuận chia sẻ: Thời điểm ấy, cả huyện chúng tôi sôi nổi, hào hứng với ngày hội an cư. Hình ảnh những bạn trẻ khoác màu áo xanh, chung tay, chia sẻ việc khó với xã hội… đã nhen lên bao niềm tin cho cả cộng đồng về một lớp thanh niên sống có trách nhiệm, không ngại gian khổ.

Tuổi trẻ huyện Kỳ Sơn chung sức làm đường giao thông
Tuổi trẻ huyện Kỳ Sơn chung sức làm đường giao thông

Tuổi trẻ trên các bản làng miền Tây xứ Nghệ, còn kề vai, sát cánh cùng các lực lượng khác… hoàn thành nhiều công trình xã hội dân sinh quan trọng. Đó là những con đường hôm trước hãy còn lầy lội, bụi bặm… nay đã phẳng lỳ, xe cộ bon bon vào tận bản làng, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Chúng tôi đã từng rưng rưng trước những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn, được các cấp hội đoàn chung tay giúp đỡ. Có lẽ vì thế mà chương trình “em nuôi của đoàn”, đã là động lực, niềm tin của không chỉ những đứa trẻ kém may mắn trước ngưỡng cửa cuộc đời mà hơn hết còn là chất xúc tác lan tỏa lối sống trách nhiệm, nhiệt huyết của tuổi trẻ trước cộng đồng xã hội.

Nếu “em nuôi của đoàn” là chương trình hướng đến từng cá nhân cụ thể, thì “trường đẹp cho em” đã gói ghém bao khát vọng của tuổi trẻ để những công trình trên miền biên viễn trở thành điểm nhấn của mỗi vùng đất. 

Bên cạnh 3 ngôi trường khang trang được cất nóc, trên những mảnh đất miền biên ải khó nhọc tại 2 huyện Quế Phong, Kỳ Sơn, thì Tỉnh đoàn Nghệ An cùng với các đơn vị đồng hành, còn kêu gọi các nguồn lực để khởi công xây dựng 4 công trình cầu dân sinh ở địa bàn miền núi khác. Những phần việc của thanh niên hôm nay, chính là một trong những hoạt động tình nguyện thấm đẫm sự sẻ chia, trách nhiệm trên vùng đất khó. 

Trong một thống kê mới đây của Tỉnh đoàn Nghệ An, chỉ tính riêng năm 2023, toàn tỉnh tổ chức được 7 công trình thanh niên cấp tỉnh, 204 công trình thanh niên cấp huyện, 3.227 công trình, phần việc thanh niên cơ sở, với tổng giá trị làm lợi hơn 40 tỷ đồng.

Nghĩ về công tác đoàn, nghĩ về những người trẻ trên miền biên cương yêu dấu  vẫn đang bộn bề điều phải lo trong xây dựng cuộc sống gia đình, góp sức xây dựng bản làng ngày càng phát triển; chợt nhận ra rằng, chưa lúc nào và chưa khi nào, những người trẻ thôi khát vọng cống hiến và sẻ chia. Tuổi trẻ thật không phí hoài khi hành trang của họ, là những việc làm thiết thực giúp ích cho chính những người xung quanh, cho chính quê hương, bản làng của mình vơi đi khó khăn.

Tin cùng chuyên mục
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Có thể nói, sau những động thái từ phía các cấp chính quyền cùng vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà điển hình là vướng mắc từ quy hoạch rừng dẫn tới nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ cho người dân Đan Lai ở vùng lõi VQG Pù Mát không đủ điều kiện thực hiện, thì điều cần quan tâm nhất là việc triển khai đồng bộ các chính sách đầu tư, hỗ trợ, cũng như tiến độ thực hiện để sớm hiện thực hóa chính sách đặc thù từ Chương trình MTQG 1719 đến với đồng bào Đan Lai.