Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Cúng Rằm tháng 8 thế nào cho đúng?

Như Ý - 15:45, 26/09/2023

Tết Trung thu (Rằm tháng 8) là một lễ hội truyền thống của Việt Nam và một số nước Đông Á, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Việc cúng Rằm tháng 8 mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với tổ tiên, gìn giữ đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là dịp gia đình tụ họp cùng nhau chuẩn bị mâm cúng để dâng lên gia tiên cầu mong gia đình được bình an, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Tết Trung thu là dịp gia đình tụ họp cùng nhau chuẩn bị mâm cúng để dâng lên gia tiên cầu mong gia đình được bình an, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Tết Trung thu là dịp gia đình tụ họp cùng nhau chuẩn bị mâm cúng để dâng lên gia tiên cầu mong gia đình được bình an, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Rằm tháng 8 hay còn gọi là Tết Đoàn viên, Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi, Tết Trông trăng…Theo quan niệm dân gian ngày Rằm tháng 8 là dịp để con cháu sum vầy làm cơm dâng lên tổ tiên, ông bà để thể hiện lòng thành kính. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình gần gũi với nhau hơn, thể hiện sự yêu thương, đoàn kết, san sẻ những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.

Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ...

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

(Tổng hợp) Cúng Rằm tháng 8 thế nào cho đúng? 1

Tết Trung Thu hằng năm được tổ chức đúng vào ngày 15/8 âm lịch (tức Rằm tháng 8). Trung Thu 2023 rơi vào thứ Sáu, ngày 29/9 dương lịch.

Về thời gian cúng thì ngày 15/8 âm lịch năm nay có các khung giờ đẹp như: Giờ Mão (5 giờ - 7 giờ), giờ Thìn (7 giờ - 9 giờ), giờ Tỵ (9 giờ - 11 giờ), giờ Mùi (13 giờ - 15 giờ), giờ Dậu (17 giờ - 19 giờ).

Tuy nhiên, cũng giống như ngày Rằm khác, gia chủ có thể chọn cúng sớm hơn cho phù hợp với điều kiện, khả năng của gia đình. Tức là gia chủ có thể làm lễ cúng sớm vào ngày 14/8 âm lịch, trước 19 giờ.

(Tổng hợp) Cúng Rằm tháng 8 thế nào cho đúng? 2

Mâm cúng Rằm tháng 8 đơn giản, đầy đủ nhất

Mâm cúng gia tiên: Mâm lễ cúng Rằm tháng 8 không cần quá cầu kỳ, long trọng như mâm cỗ ngày Tết cổ truyền nhưng vẫn phải chuẩn bị một cách tươm tất, đầy đủ và thành tâm để dâng lên tổ tiên thể hiện lòng biết ơn và sự thành kính. Các món ăn mặn hoặc chay tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Tuy nhiên, nhìn chung, mỗi mâm cúng Rằm tháng 8 sẽ bao gồm:

Bánh nướng, bánh dẻo, các loại hoa quả, hương hoa và đèn nến...Các gia đình cần lưu ý, bánh nướng, bánh dẻo là món không thể thiếu trong mâm cỗ dịp Trung Thu. Một mâm cỗ thường có 1 hộp gồm 4 chiếc bánh, đặt ngay ngắn, trang trọng trên bàn thờ.

Ngoài ra, các gia đình có thể chuẩn bị thêm 1 mâm cơm cúng lễ gồm gà luộc, xôi, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp sả... Các gia đình có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị gia đình mình.

(Tổng hợp) Cúng Rằm tháng 8 thế nào cho đúng? 3

Mâm cỗ trông trăng: Trong một mâm cỗ trông trăng sẽ có xen kẽ những trái xanh và trái chín để thể hiện sự âm dương hài hòa, cân bằng giữa trời và đất theo quan niệm dân gian. Một số loại trái cây cần có để trang trí mâm cỗ Trung thu gồm: Nải chuối chín, quả bưởi (mang ý nghĩa cầu mong những điềm lành), quả hồng (mang ý nghĩa của sự no đủ), quả na (mang ý nghĩa sinh sôi), quả lựu (tượng trưng cho sự may mắn).

Bên cạnh đó trong mâm cỗ trông trăng còn có sự xuất hiện của các loại bánh kẹo, đặc biệt là bánh Trung thu, bánh dẻo và các loại đồ chơi Trung thu truyền thống như: đèn lồng ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ,...

(Tổng hợp) Cúng Rằm tháng 8 thế nào cho đúng? 4

Sau đây là bài văn khấn cúng Rằm tháng 8 thần linh và Gia Tiên theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam thuộc Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Văn khấn Rằm tháng 8 thần tài, thần linh

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…… Ngụ tại………

Hôm nay là ngày 15 tháng 8 âm lịch năm Quý Mão

Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

(Tổng hợp) Cúng Rằm tháng 8 thế nào cho đúng? 5

Văn khấn Rằm tháng 8 cúng gia tiên

Nam mô A-di-đà Phật!

Nam mô A-di-đà Phật!

Nam mô A-di-đà Phật!

Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ (chúng) con là: ..............Tuổi:............

Ngụ tại:.......................Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Nam mô A-di-đà Phật!

Nam mô A-di-đà Phật!

Nam mô A-di-đà Phật!

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.