Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Ẩm thực

Đặc sản mắm bò hóc của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ

Nguyệt Anh (T/h) - 18:50, 13/07/2021

Mắm bò hóc (hay còn gọi là prahok hoặc pro hoc) là một nguyên liệu nấu ăn truyền thống của người Khmer. Đây là loại mắm được làm từ nguyên liệu chính là cá nước ngọt, thường là cá linh hoặc cá lóc.

Mắm bò hóc- đặc sản ẩm thực của người Khmer Nam Bộ
Mắm bò hóc- đặc sản ẩm thực của người Khmer Nam Bộ

Trong hầu hết các món ăn của bà con người Khmer như lẩu, canh, chiên, bún, thịt chưng... đều nêm một ít mắm bò hóc vào để thêm dậy mùi và hương vị đậm đà hơn. Bởi vậy, trong mỗi gia đình người Khmer ở Nam Bộ thường trữ sẵn vài lọ mắm bò hóc vừa để làm món ăn riêng biệt, vừa để nêm nếm thức ăn hàng ngày. Đồng bào Khmer xem mắm là món ăn đặc sản và luôn sử dụng mắm trong các bữa tiệc gia đình hay tiệc tùng, đình đám, đãi khách phương xa...

Nguyên liệu chính để làm món bò hóc là các loại cá mùa nước nổi.
Nguyên liệu chính để làm món bò hóc là các loại cá mùa nước nổi.

Nguyên liệu chính để làm món bò hóc là các loại cá mùa nước nổi. Người Khmer thường dùng cá lóc hoặc cá linh để chế biến loại mắm này bởi cá lóc, cá linh có nhiều thịt và thịt rất ngọt khi ủ lâu ngày. Cách làm mắm tuy không khó nhưng đòi hỏi sự cẩn thận và phải tỉ mỉ trong cách kết hợp các gia vị.

Đầu tiên là khâu làm cá phải làm cá thật sạch cho hết mùi tanh, cắt bỏ đầu cá rồi nêm nếm gia vị như tỏi, đường, nước tương… Mang cá đi phơi 1 nắng, rửa lại một lần nữa rồi xếp cá vào hũ cùng với gạo và muối (tỉ lệ 1 cá, nửa gạo và 1 muối). Dùng nan tre cài chặt hũ mắm và ủ tầm 4 - 6 tháng là có thể dùng. Mắm thành phẩm có màu đỏ sẫm, nước mắm đặc sánh và tỏa mùi thơm ngào ngạt.

Món mắm bò hóc
Món mắm bò hóc

Mắm bò hóc ngoài vị ngọt lành của cá còn có vị thanh tao của gạo do được ủ dài ngày. Đặc biệt, phía trên lớp cá, có lớp nước mắm sóng sánh đặc dùng để làm nước chấm hay nêm canh rất ngon.

Trong một số món ăn đặc trưng của người dân Nam Bộ không thể thiếu gia vị đậm đà của mắm bò hóc như món bún num bò chóc, bún nước lèo, bún mắm, các món canh hay lẩu…

Đối với món bún num bò chóc, nguyên liệu nấu bún gồm có cá lóc, mắm bò hóc, trái chúc (giống trái chanh dây nhưng có mùi vị khác), ngãi bún (có mùi giống củ riềng) chỉ có ở Campuchia. Nước lèo được nấu từ cá lóc tươi nguyên và nước mắm bò hóc, nêm các gia vị gồm trái chúc lấy vỏ giã nát cùng ngãi búng và củ sả. Khi thưởng thức, bún được ăn kèm với các loại rau quen thuộc như bắp chuối, rau muống, đậu đũa, dưa leo thái nhỏ, giá đỗ, bông súng…

Món bún num bò chóc có nêm gia vị bún bò hóc
Món bún num bò chóc có nêm gia vị bún bò hóc

Còn với món bún nước lèo, để chế biến được thơm ngon, nước trong veo, không có cặn, người đầu bếp cho mắm bò hóc vào nồi, thêm một lượng nước vừa đủ, đun sôi. Trong suốt quá trình nấu, phải canh để vớt hết bọt. Cá lóc đồng làm sạch, luộc, lóc lấy thịt. Xương cá cho vào cối giã chung với ngải bún và sả bằm, sau đó vắt lấy nước cho vào nối nước lèo. Nêm gia vị vừa ăn là được.

Món bún nước lèo đậm đà hương vị mắm bò hóc
Món bún nước lèo đậm đà hương vị mắm bò hóc

Khi ăn, chần sơ bún tươi qua nước sôi và cho vào bát, bên trên là các nguyên liệu như tôm, thịt phi lê cá, thịt heo quay... chan ngập nước lèo. Bún nước lèo được ăn kèm với đĩa rau sống đủ các loại như: bắp chuối, húng thơm, húng quế, hẹ, giá sống... Bên cạnh đó là chén nước mắm ớt nguyên chất ăn kèm cho món ăn thêm đậm đà.

Mắm bò hóc được dùng làm nguyên liệu chấm quả cà sống
Mắm bò hóc được dùng làm nguyên liệu chấm quả cà sống
Mắm bò hóc là gia vị khoogn thiể thiếu trong món lẩu hải sản của người dân miền Tây Nam Bộ
Mắm bò hóc là gia vị không thể thiếu trong món lẩu hải sản của người dân miền Tây Nam Bộ
Tin cùng chuyên mục
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).