Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Đại đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam

PV - 09:22, 17/12/2017

Nhân dịp Ủy ban Dân tộc tổ chức Lễ tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân tiêu biểu dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ nhất năm 2017 (diễn ra từ ngày 17-19/12); Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang đã dành cho Đài THVN và Báo Dân tộc và Phát triển cuộc phỏng vấn xung quanh vấn đề đại đoàn kết dân tộc.

Chu_tich_nuoc_Tran_dai_quang Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới thăm và chúc tết đồng bào các dân tộc trong Ngày hội sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp đầu xuân năm 2017.

 

PV: Xin Chủ tịch nước cho biết quan điểm của Đảng và Nhà nước về tinh thần Đại Đoàn kết dân tộc của nước ta?Chủ tịch nước: Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xác định đây là nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu, là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khóa 9 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ: vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.

Đảng và Nhà nước ta đã dành nguồn lực to lớn, có cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển nông thôn, miền núi, vùng xa, biên giới, hải đảo và chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số.

PV: Xin Chủ tịch nước cho biết về ý nghĩa của việc tăng cường khối đoàn kết các dân tộc?Chủ tịch nước: Trải suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước đoàn kết muôn người như một đã trở thành truyền thống quí báu của dân tộc Việt Nam. Từ khi có Đảng lãnh đạo, truyền thống yêu nước, đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được chú trọng củng cố và phát huy cao độ, là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn đưa đất nước ta liên tiếp đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giành độc lập tự do, thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong thời đại Hồ Chí Minh, đại đoàn kết toàn dân tộc không chỉ là sự gắn bó, đồng tâm, hiệp lực của 54 dân tộc anh em trải dài trên dải đất Việt Nam, mà còn là tình đoàn kết quốc tế cao cả giữa chúng ta với nhân loại tiến bộ và bạn bè quốc tế.

Đại đoàn kết toàn dân tộc không chỉ đem lại thắng lợi  trong chiến đấu, lao động, sản xuất, mà còn trong quá trình bền bỉ đấu tranh giữ gìn, phát triển bản sắc độc đáo của từng dân tộc, hình thành những giá trị văn hóa nhân văn sâu sắc, hun đúc sức sống trường tồn của cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đại đoàn kết toàn dân tộc là nền tảng tinh thần bền vững, là cội nguồn sức mạnh vô địch, sẽ tiếp tục đưa dân tộc ta đi đến những đỉnh cao mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

PV: Xin Chủ tịch nước cho biết những thành tựu đạt được đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số thời gian qua?Chủ tịch nước: Đồng bào dân tộc thiểu số là bộ phận máu thịt của dân tộc Việt Nam, sinh sống chủ yếu ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới nơi phên giậu của Tổ quốc. Những năm qua, mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước đã dành nguồn lực đáng kể để phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện cho nông thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi có bước phát triển rõ rệt, quan trọng; bộ mặt nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo đã thay đổi rõ nét, kinh tế-xã hội được đẩy mạnh, an ninh quốc phòng được giữ vững, văn hóa, y tế, giáo dục được phát triển; Công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả đáng phấn khởi; Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện, nâng cao.

Những thành tựu đạt được đã góp phần rút ngắn dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, miền, các dân tộc trong cả nước, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

PV: Xin Chủ tịch nước cho biết quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong thời gian tới?Chủ tịch nước: Hiện nay, đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh tình hình thế giới biến đổi nhanh chóng và khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết lần thứ XII, trong đó có nội dung về tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Công tác triển khai thực hiện Nghị quyết phải được các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị quyết liệt vào cuộc, tiến hành đồng bộ cả tuyên truyền giáo dục, nhận thức tư tưởng, cả việc đề ra chính sách và tổ chức  thực hiện chính sách một cách có hiệu quả, thiết thực, nhằm tạo ra chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con các dân tộc, tạo đồng thuận xã hội, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước đã dành thời gian trả lời phỏng vấn Báo Dân tộc và Phát triển!

Đinh Thắng

Tin cùng chuyên mục
Chính sách bảo đảm sinh kế đối với đồng bào DTTS gắn với bảo vệ phát triển rừng ở Việt Nam

Chính sách bảo đảm sinh kế đối với đồng bào DTTS gắn với bảo vệ phát triển rừng ở Việt Nam

Ngày 14/1, tại Hà Nội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Đại sứ quán Canada tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Chính sách bảo đảm sinh kế đối với đồng bào DTTS gắn với bảo vệ phát triển rừng ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra và kiến nghị, giải pháp. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương và Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil đồng chủ trì Hội thảo.