Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ III năm 2019: Khẳng định đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc

THU THẢO - 09:31, 11/10/2019

Ngày 14 - 15/10, tại TP. Thanh Hóa sẽ diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III năm 2019. Sự kiện nhằm đánh giá tình hình thực hiện Quyết tâm thư tại Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ II (2014 - 2019) về công tác dân tộc; tôn vinh điển hình tiêu biểu trong đồng bào DTTS trong các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng; phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước của đồng bào các dân tộc góp phần “xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu”.Dịp này, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Lương Văn Tưởng, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc Thanh Hóa - Phó Trưởng BCĐ Đại hội về sự kiện chính trị có ý nghĩa sâu sắc này.

Ông Lương Văn Tưởng, Trưởng Ban Dân tộc Thanh Hóa (ngoài cùng bên phải) trao đổi với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ III năm 2019.
Ông Lương Văn Tưởng, Trưởng Ban Dân tộc Thanh Hóa (ngoài cùng bên phải) trao đổi với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ III năm 2019.

Để hiểu rõ hơn về vùng đồng bào DTTS Thanh Hóa, ông có thể khái quát một số thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, việc triển khai chính sách dân tộc đã và đang tác động như thế nào đối với vùng đồng bào DTTS?

Vùng DTTS tỉnh Thanh Hóa có dân số trên 1 triệu người. Trong đó, đồng bào DTTS trên 600.000 người, chủ yếu là các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao và Khơ - mú…, sống tập trung ở 11 huyện miền núi và 27 xã, thị trấn miền núi ở các huyện, thị giáp ranh.

Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm và chỉ đạo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào DTTS. Nổi bật là việc huy động các nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đồng bào. Đặc biệt, là triển khai thực hiện tốt Chương trình 135, chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất.

Trong quá trình triển khai thực hiện, địa phương chú trọng, ưu tiên nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; chuyển đổi ngành nghề, cho vay vốn phát triển sản xuất... Nhờ đó, đến nay, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt hằng năm ổn định từ 130.000 - 140.000ha, sản lượng đạt 360.000 - 370.000 tấn, bình quân lương thực đạt hơn 400 kg/người/năm.

Đặc biệt là từ khi có Nghị quyết 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020, gắn với xây dựng nông thôn mới, sự quan tâm đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS trong tỉnh được cụ thể hơn, với những chương trình dự án thiết thực hơn, mang lại những hiệu quả rõ rệt, góp phần thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn miền núi.

Hiện nay, 100% số xã miền núi, vùng dân tộc đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 87%. Tỷ lệ che phủ rừng 71,3%. Các tiêu chí về hưởng thụ văn hóa, chăm sóc y tế đều có bước phát triển tốt; giải quyết việc làm cho hơn 20.000 lao động mỗi năm. Tăng trưởng kinh tế các huyện miền núi trong những năm gần đây đạt 8,7%. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 20 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 2,3%/năm (theo tiêu chí nghèo đa chiều). Đến nay, có 1/7 huyện (huyện Như Xuân) thoát khỏi diện huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.

Thanh Hóa đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục cho thế hệ trẻ đồng bào DTTS.
Thanh Hóa đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục cho thế hệ trẻ đồng bào DTTS.

Việc triển khai chính sách dân tộc thông qua các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đã làm thay đổi căn bản cuộc sống của đồng bào; góp phần đẩy lùi tệ nạn, hủ tục lạc hậu. Một trong những thành công ghi nhận là cuộc vận động đồng bào DTTS xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong việc tổ chức tang ma trong đồng bào Mông. Sau 6 năm triển khai thực hiện Đề án, đến nay đã có 132 đám tang thực hiện tang lễ theo nếp sống mới.

Quan điểm, mục đích của tỉnh về việc tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III năm 2019, mang đến cho đồng bào các DTTS là gì, thưa ông?

Thanh Hóa xác định, đây là sự kiện chính trị - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với đồng bào các DTTS trong tỉnh. Theo đó, cần có sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, MTTQ và các đoàn thể. Nhằm đánh giá đúng về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS; tình hình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Chọn cử được đại biểu tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội để tôn vinh, biểu dương khen thưởng.

Đặc biệt, trước, trong và sau Đại hội phải tạo ra được khí thế thi đua sôi nổi, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi quyết tâm thư mà Đại hội lần này đã đề ra.

Với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển”, Đại hội cấp tỉnh lần thứ III được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc trong suốt quá trình cách mạng. Đồng thời, khẳng định và ghi nhận những đóng góp lớn lao của đồng bào các DTTS trong công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế; củng cố niềm tin và tạo sự đồng thuận cao của đồng bào các dân tộc đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Đây cũng là dịp để tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2014 - 2019. Đồng thời, đánh giá thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2014 - 2019, chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế, tìm rõ nguyên nhân để từ đó rút kinh nghiệm, tiếp tục triển khai có hiệu quả nhiệm vụ này trong giai đoạn mới.

Trân trọng cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ đã khiến qũy đất (đất ở, đất sản xuất) ở nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục bị thu hẹp do sạt lở, bồi lấp. Dữ liệu về quỹ đất đã bố trí cho người dân được thu thập cách đây hơn một tháng nay không còn chính xác, cần thiết được cập nhật để thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.