Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách và đời sống

Đắk Lắk: Cấp chiêng và trang phục truyền thống cho các buôn DTTS

PV - 15:35, 04/01/2022

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Đắk Lắk vừa cấp 7 bộ chiêng Ê Đê và 185 bộ trang phục truyền thống Ê Đê, Gia Rai, Mnông (gồm: 137 áo nam Ê Đê, Gia Rai, Mnông và 48 bộ váy nữ Ê Đê, Gia Rai, Mnông) cho các buôn đồng bào DTTS và các trường PTDT nội trú trong tỉnh.

Cồng chiêng vốn là tài sản vô giá, được dân tộc Ê Đê sáng tạo và không ngừng phát huy, trao truyền lại bao đời nay
Cồng chiêng vốn là tài sản vô giá, được dân tộc Ê Đê sáng tạo và không ngừng phát huy, trao truyền lại bao đời nay

Cụ thể, 7 bộ chiêng Ê Đê cấp cho các buôn DTTS của các huyện: Buôn Đôn, Cư M’gar, Krông Ana, Krông Năng, TP. Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và Trường PTDT nội trú huyện M'Drắk, mỗi đơn vị 1 bộ. Về trang phục cấp cho 15 huyện, thị xã, thành phố.

Trước đó, trong năm 2021, Sở VHTT&DL đã cấp 3 bộ chiêng, 21 bộ trang phục truyền thống cho các buôn DTTS của huyện Lắk và huyện Krông Bông.

Việc cấp chiêng và trang phục truyền thống cho đội chiêng, đội văn nghệ tiêu biểu ở buôn đồng bào DTTS, ở các trường PTDT nội trú trên địa bàn tỉnh là nhằm khích lệ, động viên tinh thần đối với nghệ nhân, các em học sinh đánh chiêng, biểu diễn cồng chiêng, nâng cao ý thức trách nhiệm, gìn giữ di sản văn hóa cồng chiêng, góp phần bảo tồn và phát huy có hiệu quả Không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

Được biết, kinh phí cấp chiêng và trang phục truyền thống được trích từ ngân sách nhà nước chi cho mục tiêu Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk, giai đoạn 2016 - 2020, theo Nghị quyết số 16/2020/NQ-HĐND, ngày 9/12/2020 của HĐND tỉnh về việc kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND, ngày 30/8/2016 về bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016 - 2020./.

Tin cùng chuyên mục
Về sóc Bom Bo vui cùng tiếng chày ngày hội...

Về sóc Bom Bo vui cùng tiếng chày ngày hội...

Địa danh sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước - hậu phương vững chắc của cách mạng trong thời kỳ kháng chiến. Năm xưa, đồng bào Xtiêng nơi đây ngày đêm giã gạo nuôi quân, sẵn sàng ăn củ rừng để nhường gạo, ăn tro để nhường muối cho bộ đội. Cảm xúc từ tấm lòng yêu nước đó, cố nhạc sĩ tài hoa Xuân Hồng đã viết lên ca khúc “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” và đã đi vào lòng người của bao thế hệ người Việt.