Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đắk Lắk: Họp báo Triển khai Kế hoạch Chuyển đổi số, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh

Lê Hường - 18:55, 07/12/2021

Chiều ngày 7/12, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp báo “Triển khai Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Ra Lan Trương Thanh Hà chủ trì buổi họp báo.

Quang cảnh họp báo
Quang cảnh họp báo

Theo đó, Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk xác định cụ thể nhiệm vụ, giải pháp và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trên địa bàn toàn tỉnh. Kế hoạch đã đưa ra chỉ tiêu cụ thể cho giai đọan 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên 4 nội dung cơ bản gồm: Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động các cơ quan nhà nước; Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số; Phát triển đô thị thông minh.

Mục tiêu kế hoạch Chuyển đổi số đặt ra là phải tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong hoạt động của hệ thống Cơ quan Đảng, chính quyền các cấp trong chỉ đạo điều hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả nền hành chính của tỉnh; tạo bước đột phá trong cải cách hành chính và cung cấp dịch vụ hành chính công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Đồng thời, tăng cường các ứng dụng dịch vụ tương tác với người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số; tham gia giám sát hoạt động xử lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước; tiếp cận các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin giá rẻ; rút ngắn khoảng cách giữa các vùng nông thôn và thành thị, giữa các đối tượng trong xã hội.

Tin cùng chuyên mục
Vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện ở vùng cao, “khó càng thêm khó”

Vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện ở vùng cao, “khó càng thêm khó”

Từ ngày 1/7, mức lương cơ sở tăng đồng nghĩa với việc mức đóng Bảo hiểm y tế “BHYT” cũng tăng; điều này khiến cho việc vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai “đã khó nay còn khó hơn”. Việc người dân không có BHYT ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe mỗi khi ốm đau, bên cạnh đó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chí “tỷ lệ người dân tham gia BHYT” trong xây dựng Nông thôn mới.