Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Đắk Lắk: Huyện bất ngờ ra quyết định chuyển công tác, trường “trắng” giáo viên Tiếng Anh

Hoàng Thùy - 20:35, 21/09/2023

Trước thềm năm học mới, UBND huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk bất ngờ có quyết định chuyển công tác giáo viên dạy môn Tiếng Anh, Trường Tiểu học Lê Lợi, xã Cuôr Nia. Điều đáng nói, việc luân chuyển trên nhà trường không hề hay biết, dẫn đến tình trạng trường “trắng” giáo viên dạy môn Tiếng Anh.

Sau quyết định luân chuyển của huyện, Trường Tiểu học Lê Lợi, xã Cuôr Nia, huyện Buôn Đôn hiện không có giáo viên môn Tiếng Anh
Sau quyết định luân chuyển của huyện, Trường Tiểu học Lê Lợi, xã Cuôr Nia, huyện Buôn Đôn hiện không có giáo viên môn Tiếng Anh

Theo ông Phạm Văn Cường, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Lợi, ngày 14/8/2023, UBND huyện Buôn Đôn đã ban hành quyết định số 3296/QĐ-UBND về việc, chuyển công tác đối với viên chức đối với bà P.T.H.T. (SN 1990, trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Tiếng Anh), giáo viên dạy môn Tiếng Anh Trường Tiểu học Lê Lợi, xã Cuôr Nia đến nhận công tác tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ama Trang Lơng, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, kể từ ngày 21/8/2023.

Điều đáng nói, ngay cả Hiệu trưởng nhà trường cũng kho biết việc cô giáo P.T.H.T. được luân chuyển công tác, cho đến khi tiếp nhận quyết định do UBND huyện ban hành. Việc luân chuyển viên chức bất ngờ này khiến Trường Tiểu học Lê Lợi gặp khó khăn trong công tác dạy và học môn Tiếng Anh.

Theo quy định Nghị định 115 của Chính phủ, về tuyển dụng công chức và căn cứ Công văn 106 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về tiếp nhận hồ sơ thuyên chuyển công tác theo nguyện vọng, thì nhà trường phải có công văn đồng ý chuyển đi và có một công văn tiếp nhận của đơn vị mới công tác. Nhưng ở đây, UBND huyện Buôn Đôn ban hành quyết định luân chuyển viên chức, sau đó nhà trường mới có công văn cho bà P.T.H.T. chuyển công tác.

Trường Tiểu học Lê Lợi có 312 học sinh, trong đó có hơn 80% là học sinh DTTS phía Bắc. Đến ngày 21/8, toàn trường có tổng cộng 23 biên chế, trong đó, có 2 viên chức quản lý, 1 tổng phụ trách đội, 17 giáo viên và 3 nhân viên. Nhà trường chỉ có 1 giáo viên dạy Tiếng Anh, và đây lại là môn đặc thù không thể bố trí giáo viên dạy thay. 

Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Tiếng Anh là một học bắt buộc và dạy chính khóa. Trong khi đó, nơi cô T. chuyển đến hiện tại đã có 3 giáo viên Tiếng Anh, thêm cô T. chuyển về thành 4 giáo viên Tiếng Anh.

Hiện tại học sinh Trường Tiểu học Lê Lợi không được học đủ giờ môn Tiếng Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Hiện tại học sinh Trường Tiểu học Lê Lợi không được học đủ giờ môn Tiếng Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trước tình hình trên, ngày 14/9, lãnh đạo Trường Tiểu học Lê Lợi đã có báo cáo gửi UBND huyện Buôn Đôn, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện về việc không có giáo viên dạy môn Tiếng Anh năm học 2023-2024. Nội dung báo cáo cho biết, chỉ tiêu số lượng người làm việc được UBND huyện giao trong quyết định số 3344 ngày 28/8/2023 thì, tại thời điểm này, nhà trường còn thiếu 1 giáo viên Tiếng Anh (do chuyển công tác theo quyết định số 3296 ngày 14/8/2023 của Chủ tịch UBDN huyện).

Năm học mới 2023-2024 đã bắt đầu được 2 tuần, đến nay nhà trường không thực hiện đầy đủ chương trình theo quy định tại Thông tư số 32 ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành Chương trình giáo dục phổ thông về môn Tiếng Anh, vì thiếu giáo viên môn này.

Để giải quyết tạm thời tình trạng trên, nhà trường đã tìm kiếm và thỏa thuận với một giáo viên dạy Tiếng Anh trên địa bàn huyện, với mức lương 3,8 triệu đồng/tháng để về dạy học tạm thời cho các em học sinh. Theo quy định, mỗi tuần các khối lớp 3, 4, 5 phải học 4 tiết/tuần, nhưng hiện tại nhà trường mới chỉ bố trí, sắp xếp cho các em được học 2 tiết/tuần. Hiện tại, nhà trường đang gặp khó khăn, vì không có kinh phí chi trả lương cho cô giáo dạy Tiếng Anh do vậy, phải huy động xã hội hóa giáo dục.

Trên cơ sở đó, Trường Tiểu học Lê Lợi đề nghị UBND huyện, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét bố trí giáo viên Tiếng Anh cho nhà trường để đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ cũng như chất lượng giáo dục môn Tiếng Anh. Đồng thời, cho ý kiến có thực hiện giảng dạy môn Tiếng Anh; hay không thực hiện dạy môn Tiếng Anh để nhà trường sắp xếp thời khóa biểu giảng dạy cho phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.