Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đắk Lắk: Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường

Hoàng Thùy - 11:56, 15/05/2024

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 13/5/2024 về việc giao thực hiện quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mo Mường.

Một lễ Mo của người Mường tại huyện Ea Kar. (Ảnh: Phương Anh)
Một lễ Mo của người Mường tại huyện Ea Kar. (Ảnh: Phương Anh)

Theo thống kê của Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay còn 7 tỉnh, thành phố trong cả nước còn Di sản Mo Mường, trong đó có Đắk Lắk. Người Mường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chủ yếu sống ở các huyện Ea Kar, Krông Bông, Krông Năng, Ea H’leo và Tp.Buôn Ma Thuột.

Tập quán xã hội và tin ngưỡng Mo Mường, tỉnh Đắk Lắk được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ngày 21/12/2024 theo Quyết định 393/QĐ-BVHTTDL.

Theo đó, UBND tỉnh giao các huyện gồm: Ea Kar, Krông Bông, Krông Năng, Ea H’leo và Tp. Buôn Ma Thuột thực hiện quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia về Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường. UBND các địa phương sơ hữu di sản Mo Mường phối hợp với các quan, đơn vị liên quan để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường đúng quy định của pháp luật.

Tin cùng chuyên mục
Trống bỏi - Món đồ chơi Trung thu đang đi vào quá vãng...

Trống bỏi - Món đồ chơi Trung thu đang đi vào quá vãng...

Trống bỏi từng là món đồ chơi Trung thu không thể thiếu trong ký ức của biết bao trẻ em miền Bắc… Thế nhưng, ngày hôm nay trên chính “quê hương” của món đồ chơi giản dị ấy, tại làng nghề Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực (tỉnh Nam Định) chỉ duy nhất ông Nguyễn Đức Hưởng còn tiếp nối và duy trì nghề làm trống.