Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đắk Lắk: Tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường

Lê Hường - 15:12, 31/03/2023

Trong 2 ngày, 30 và 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk phối hợp với Viện Âm nhạc thuộc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tổ chức chương trình Tọa đàm và Hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường trên địa bàn tỉnh năm 2023.

Giảng viên thuyết trình tại Hội nghị
Giảng viên thuyết trình tại Hội nghị

Tham dự Hội nghị tập huấn có đại diện lãnh đạo Sở, một số phòng chuyên môn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cán bộ phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố; công chức văn hóa - xã hội của các xã, phường, thị trấn; các nghệ nhân am hiểu về Mo Mường trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu tham dự Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Theo thông tin, tỉnh Đắk Lắk có khoảng hơn 16.000 người Mường sinh sống rải rác ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố, tập trung đông nhất Tp. Buôn Ma Thuột và các huyện Ea Kar, Ea H’leo, Krông Năng, Krông Bông.

Tham dự Hội nghị, học viên được nghe các giảng viên truyền đạt, giải thích về những khái niệm cơ bản, các phương pháp, kỹ thuật trong quá trình kiểm kê Mo Mường; đặc biệt là phần hướng dẫn chi tiết thực hành kiểm kê di sản Mo Mường tại các địa phương.

Cán bộ văn hóa thuộc phòng, ban của sở, huyện, thị, thành phố và cấp xã tham dự Hội nghị
Cán bộ văn hóa thuộc phòng, ban của sở, huyện, thị, thành phố và cấp xã tham dự Hội nghị

Thông qua Hội nghị tập huấn, các học viên được bổ sung, nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý từ cơ sở đến cấp tỉnh về bảo tồn và phát huy di sản Mo Mường. Đồng thời góp phần động viên đồng bào dân tộc Mường chủ động tham gia vào các hoạt động bảo vệ di sản, hỗ trợ thiết lập các mối quan hệ giữa cộng đồng với các cơ quan quản lý văn hóa các cấp trong hoạt động quản lý và bảo vệ di sản Mo Mường trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.