Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Đăk Nông: Di tích lịch sử quốc gia thành phế tích

Lê Hường - 10:20, 16/12/2019

Được đầu tư gần 30 tỷ đồng để xây dựng, sau đó là tu sửa, cải tạo, tuy nhiên, sau 6 năm được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia, Khu căn cứ kháng chiến B4 - Liên tỉnh IV ở xã Nam Nung, huyện Krông Nô (Đăk Nông) đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều vị trí, hạng mục của di tích đang trở thành phế tích.

Cây cầu trong khu Di tích sập xệ mục ruỗng, xuống cấp nghiêm trọng
Cây cầu trong khu Di tích sập xệ mục ruỗng, xuống cấp nghiêm trọng

Nằm giữa vùng đồi núi chập chùng, Khu căn cứ kháng chiến B4 - Liên tỉnh IV được coi là “địa chỉ đỏ” để lưu giữ, giáo dục truyền thống cách mạng của tỉnh Đăk Nông. Trong kháng chiến chống Mỹ, Khu căn cứ này là nơi xây dựng lực lượng cách mạng, hành lang chiến lược đưa sức người, sức của từ hậu phương ra tiền tuyến, kết nối Tây Nguyên với miền Đông Nam bộ, miền Bắc với miền Nam; đưa đón lãnh đạo Trung ương vào chỉ đạo các trận đánh lớn, đặc biệt là khởi điểm của cuộc tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngày 17/3/2005, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) công nhận Di tích lịch sử căn cứ kháng chiến B4 - Liên tỉnh IV là Di tích cấp quốc gia. Tỉnh Đăk Nông quyết định đầu tư gần 30 tỷ đồng để xây dựng, trùng tu các hạng mục: Khu công sự, khu văn phòng liên tỉnh IV, phòng làm việc Ban Cán sự B4, hội trường, trạm quân y, cầu qua khu căn cứ, đường nội bộ khu căn cứ, khu khánh tiết và trồng cây xanh, tạo cảnh quan môi trường ở khu căn cứ cách mạng Nâm Nung. Đến năm 2013, công trình này hoàn thành việc xây dựng và đi vào sử dụng.

Tuy nhiên, đến nay nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng, không thể sử dụng. Khu nhà điều hành 2 tầng khang trang với nhiều phòng ốc đều bỏ hoang, chỉ có 1 bảo vệ qua lại trông nom. Các bức tường hoen màu, nứt nẻ; ổ điện, phích cắm hư hỏng nặng… Còn tại cụm tượng đài với chủ đề “Đoàn kết chiến thắng” cũng lộ rõ sự bong sơn, nứt toác; chiếc lưỡi lê trên khẩu súng của bức tượng bộ đội bị gãy nhưng chỉ được sửa chữa qua quýt, thiếu mỹ quan. Nơi đặt lễ viếng không có, lư hương nằm chỏng chơ, nghiêng ngả, bị gãy một chân phải dùng gạch chèn vào, tàn nhang vương vãi quanh lư hương… Khu nhà khánh tiết cửa đóng then cài. Khu kháng chiến đã hoang hóa, cỏ mọc rậm rạp…

Đường giao thông vào Khu kháng chiến đã xuống cấp trầm trọng, bảng chỉ dẫn bị gãy đổ, gỉ sắt. Các lán trại bằng tranh tre, nứa bị mối mọt đổ nát trông hoang tàn nhếch nhác. Đường vào các điểm lưu niệm trong Khu di tích lầy lội, nham nhở, cầu gãy đổ, mục ruỗng. Mùa mưa một số cây cầu bắc qua suối bị nước cuốn trôi, không thể qua lại được.

Điều đáng nói là, cả Khu di tích rộng lớn chỉ có một người trông coi, nhưng không túc trực thường xuyên mà lúc nào có khách mới đến mở cửa. Theo người bảo vệ công trình, do không có người sử dụng và duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên hầu hết các hạng mục trong Khu di tích đều xuống cấp, nhiều chỗ hư hỏng không thể phục hồi.

Một lãnh đạo UBND huyện Krông Nô cho biết: Di tích do Sở VH-TT&DL tỉnh quản lý. Sau khi hoàn thành, Khu di tích không được duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nên các hạng mục xuống cấp nhanh chóng.

Trước thực tế trên, ông Lê Diễn, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đăk Nông đã phê bình nghiêm khắc trách nhiệm của đơn vị quản lý trong việc buông lỏng, dẫn tới di tích bị xuống cấp, làm mất ý nghĩa, giá trị lịch sử cũng như gây lãng phí, phản cảm. Ông Diễn yêu cầu, các cấp, ngành, liên quan và địa phương cần phối hợp, tìm giải pháp khắc phục, giao cho tổ chức, đơn vị quản lý phù hợp để phát huy giá trị của Khu di tích. 

Đường giao thông vào khu kháng chiến đã xuống cấp trầm trọng, bảng chỉ dẫn bị gãy đổ, gỉ sắt. Các lán trại bằng tranh tre, nứa bị mối mọt đổ nát trông hoang tàn nhếch nhác. Đường vào các điểm lưu niệm trong Khu di tích lầy lội, nham nhở, cầu gãy đổ, mục ruỗng. Mùa mưa một số cây cầu bắc qua suối bị nước cuốn trôi, không thể qua lại được.


Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Dân “khổ” vì thủy điện

Kon Tum: Dân “khổ” vì thủy điện

Thời gian qua, người dân sinh sống, sản xuất quanh khu vực lòng hồ thủy điện Đăk Psi 6, xã Đăk Long, huyện Đăk Hà và lòng hồ thủy điện Plei Kần, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) liên tiếp chịu cảnh nước dâng ngập hoa màu, đất đai sạt lở. Mặc dù người dân đã nhiều lần kiến nghị đến các cấp chính quyền, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết một cảnh triệt để. Việc chậm trễ này đã làm ảnh hưởng đến việc sản xuất và đời sống của người dân.