Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc- Tôn giáo

Đắk Nông: Đời sống đồng bào Công giáo ngày càng khởi sắc

Phan Trọng - Lê Hường - 18:52, 24/12/2021

Hơn 2 năm qua, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đồng bào Công giáo ở Đăk Nông gặp không ít khó khăn. Song, cùng với chính quyền , giáo dân vẫn chung sức đồng lòng, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, tiếp tục xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc.

Giáo dân Giáo xứ Phúc Bình thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút huy động công sức để làm đường giao thông
Giáo dân Giáo xứ Phúc Bình thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút chung tay đóng góp làm đường giao thông

Những “con đường xứ đạo”

Cung đường đẹp nhất ở Tây Nguyên trong những ngày này, đang rộn ràng với sắc màu cờ hoa chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh. Những con đường bê tông được thiết kế theo ô bàn cờ rộng 4m từ Quốc lộ 14 vào thôn 1 và thôn 2 xã Trúc Sơn, huyện Cư Jút, như một minh chứng góp sức xây dựng quê hương của bà con giáo dân Giáo họ Vô Nhiễm. Con đường có chiều dài 10km do bà con giáo dân tự đóng góp vật liệu và ngày công xây dựng.

Gia đình giáo dân Nguyễn Tiến Lợi, trú tại thôn 1, xã Trúc Sơn, chỉ có gần 300 m2 đất vườn, nhưng ông Lợi đã hiến gần 100 m2 và tự nguyện tháo dỡ tài sản trên đất, với tổng giá trị khoảng 100 triệu đồng, để hiến cho địa phương thi công tuyến đường bê tông trong thôn đi qua nhà ông. 

Người dân tránh thủ check-in trước ngày Giáng sinh
Người dân tránh thủ check-in trước ngày Giáng sinh

Theo ông Trần Đình Nam, Chủ tịch UBND xã Trúc Sơn, trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay, xã Trúc Sơn đã huy động đạt trên 75 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ gần 44 tỷ đồng, còn lại là ngân sách xã. Riêng người dân (hơn 85% là người công giáo thuộc giáo họ Vô Nhiễm) đã đóng góp bằng tiền mặt, ngày công, đất đai và tài sản trên đất, với tổng trị giá trên 31 tỷ đồng để xây dựng NTM. 

Từ nguồn vốn này, xã đã đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, trường học… Toàn xã hiện có gần 20 km đường đã được cứng hóa, đạt tỷ lệ trên 90%. Năm 2018, xã Trúc Sơn đã được công nhận là xã đạt chuẩn NTM.

Đường giao thông ở vùng công giáo ở tỉnh Đắk Nông khang trang
Môi trường, đường xá giao thông ở vùng công giáo ở tỉnh Đắk Nông luôn được các giáo dân giữ gìn,vệ sinh sạch đẹp

Giáo xứ Vinh An, xã Đức Minh, huyện Đắk Mil, cũng có những đóng góp không nhỏ làm đường giao thông nông thôn. Ông Nguyễn Văn Thương, thôn Xuân Trang, xã Đức Minh cho biết, người dân ở đây 100% là đồng bào Công giáo. Khi có chủ trương xây dựng NTM, người dân đồng tình ủng hộ, vì ai cũng thấu hiểu được những khó khăn khi phải đi lại đường đất lầy lội trong mấy chục năm qua. 

“Không ai bảo ai, nhà nhà, người người hiến đất, góp công cùng Nhà nước làm đường. Có những đường bê tông người dân đóng góp 30%, Nhà nước 70%, có những con đường người dân hiến đất, đóng góp 100% tiền của để xây dựng. Dù ở mức nào, người dân cũng đồng tình ủng hộ”, ông Thương nói.

Thực hiện xây dựng NTM, đến nay giáo dân Công giáo tỉnh Đắk Nông đã góp gần 29 tỷ đồng tiền mặt và hàng ngàn ngày công, cùng với chính quyền địa phương làm đường giao thông nông thôn.

Các giáo xứ xã Đức Minh, huyện Đắk Mil trang hoàng đẹp mắt chào đóng Giáng sinh
Các giáo xứ xã Đức Minh, huyện Đắk Mil trang hoàng đẹp mắt chào đón Giáng sinh

Phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh

Những năm qua, người dân xứ đạo Đức Minh, huyện Đắk Mil đã chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nhất là đẩy mạnh việc tái canh cà phê, phát triển cây ăn quả đặc sản.

Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, bà con giáo dân ở xã Đức Minh luôn tích cực, sáng tạo, chủ động áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhiều gia đình giáo dân đã nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm để ngày càng nâng cao đời sống.

Đời sống của bà con giáo dân xã Đức Minh, huyện Đắk Mil ngày khởi sắc
Đời sống của bà con giáo dân xã Đức Minh, huyện Đắk Mil ngày khởi sắc

Điển hình như, giáo dân Nguyễn Đình Luận, giáo xứ Vinh An, ngoài kinh doanh cà phê mang lại lợi nhuận cao, ông Luận còn đầu tư vào trồng cây ăn trái. Với sự đa dạng hóa cây trồng,hằng năm ông Luận có thu nhập hơn 600 triệu đồng. “Mình phải lo làm kinh tế. Khi có điều kiện về kinh tế rồi thì việc giúp đỡ người khác sẽ dễ hơn, sẽ trọn vẹn hơn. Đó là phúc âm của mỗi người”, ông Luận chia sẻ.

Hiện nay, toàn xã Đức Minh có 3.200 ha cà phê, trong những năm qua, người dân đã tập trung tái canh 1.278 ha thuộc diện già cỗi, kém hiệu quả. Nhờ tái canh hiệu quả, nên cây cà phê cho năng suất cao. Năm nay cà phê được giá, năng suất cũng cao hơn (trung bình đạt 5 - 7 tấn nhân/ha) nên người dân ở địa phương thêm phấn khởi.

Theo ông Tạ Thanh, quyền Chủ tịch UBND xã Đức Minh, nhờ sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên đến nay, đời sống của người dân có nhiều thay đổi. Năm nay, giá cà phê tăng 40 - 45 ngàn đồng/kg, người trồng cà phê cũng có cuộc sống khá giả hơn. Số hộ nghèo toàn xã chỉ còn 87 hộ, chiếm 1,96% tổng số hộ trong toàn xã, trong đó, riêng hộ nghèo công giáo chỉ còn 34 hộ, chiếm 0,85%.

Ông Nguyễn Nam Nhật, Phó Ban phụ trách Ban Tôn giáo tỉnh Đắk Nông nhấn mạnh, với phương châm Giáo hội gắn bó với dân tộc, các chức sắc, tín đồ thực hiện tốt phương châm "tốt đời, đẹp đạo", "đồng hành cùng dân tộc", phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, hiệp thông, tích cực hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng quê hương Đắk Nông ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Tin cùng chuyên mục
Đồng Nai: Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS

Đồng Nai: Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS

Với việc triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách, đề án phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong bảo đảm, nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ DTTTS trong mọi mặt của đời sống xã hội. Các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cũng chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, qua đó góp phần chuyển đổi hành vi, quan niệm về bình đẳng giới, giảm khoảng cách và xóa bỏ định kiến về giới trong vùng đồng bào DTTS.