Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục dân tộc

Đắk Nông: Thiếu 1.000 giáo viên, nhiều học sinh mầm non không được đến trường

Hoàng Thùy - 10:10, 24/10/2022

Theo thông tin từ Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông, năm học 2022 - 2023, tỉnh Đắk Nông thiếu gần 1.000 giáo viên, ảnh hưởng lớn đến công tác dạy và học ở nhiều địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa. Ở nhiều nơi, học sinh mầm non không được đến trường.

Đắk Nông thiếu gần 1.000 giáo viên ảnh hưởng lớn đến công tác dạy và học
Đắk Nông thiếu gần 1.000 giáo viên ảnh hưởng lớn đến công tác dạy và học

Tình trạng thiếu giáo viên đã diễn ra nhiều năm ở tỉnh Đắk Nông. Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã triển khai nhiều giải pháp như bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên thực hiện chế độ kiêm nhiệm; ưu tiên biên chế cho đội ngũ giáo viên; chủ động điều chuyển, phân công giáo viên giữa các địa bàn… Tuy nhiên, các giải pháp trên chỉ giải quyết được một phần, khắc phục tạm thời tình trạng thiếu giáo viên trên địa bàn tỉnh.

Năm học 2022 - 2023 toàn tỉnh Đắk Nông thiếu 966 giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập. Vì vậy, một số huyện chỉ thực hiện tuyển sinh đối với học sinh 5 - 6 tuổi trở lên, chưa thể tuyển sinh học sinh 3 - 5 tuổi.

Nhiều học sinh mầm non không được đến trường vì thiếu giáo viên đứng lớp
Nhiều học sinh mầm non không được đến trường vì thiếu giáo viên đứng lớp

Tỉnh Đắk Nông đã kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Nội vụ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét không cắt giảm số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. Đồng thời, bổ sung chỉ tiêu biên chế để bảo đảm công tác dạy và học.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.