Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Dân vận khéo và sự phát triển ở Lang Chánh

PV - 16:33, 16/10/2018

Những năm qua, hệ thống dân vận các cấp trên địa bàn huyện Lang Chánh đã phát huy được vai trò, vị trí của mình trong việc tuyên truyền, vận động và tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, các phong trào thi đua yêu nước do Trung ương và tỉnh phát động được nhân dân đồng tình hưởng ứng…

Ông Lương Tuấn Huê, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Lang Chánh cho biết: Huyện Lang Chánh có 210 mô hình Dân vận khéo (DVK), trong đó có 62 mô hình đang hoạt động hiệu quả, tập trung nhiều nhất ở các xã: Trí Nang, Quang Hiến, Giao An.

Nhiều mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp với trồng cây ăn quả tại xã Trí Nang cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Nhiều mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp với trồng cây ăn quả tại xã Trí Nang cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Tại cấp xã, khối dân vận như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… chú trọng đổi mới, sáng tạo các hình thức tuyên truyền, vận động để người dân hiểu, nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình để tham gia hưởng ứng các phong trào phát động tại địa phương. Nổi bật là các hoạt động vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, như phong trào hiến đất, tài sản trên đất để làm đường giao thông; xây dựng nhà văn hóa, thiết chế văn hóa; xây dựng mô hình thôn bản sạch đẹp, giữ gìn an ninh trật tự...

Ghi nhận tại xã Trí Nang, từ mô hình DVK đến nay, trên địa bàn xã đã có 15 trang trại, hơn 100 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nhiều hộ có thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm. Ông Hà Văn Vinh ở bản Hắc, xã Trí Nang cho hay, hiện gia đình tôi đã có 20 con bò, trong đó 10 con bò sinh sản. Mỗi năm thu nhập từ việc bán bò con và các loại gia cầm khác, trừ các khoản chi phí đầu tư, gia đình thu lãi khoảng hơn trăm triệu đồng.

Hay như mô hình DVK “Dòng họ tự quản về ANTT” của dòng họ Hà Mường Vang ở thôn Bắc Nậm, xã Giao An. Đây là dòng họ được đánh giá là có truyền thống lâu đời trong công tác bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn xã; được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là mô hình dòng họ đảm bảo an ninh cấp tỉnh.

Ông Hà Đăng Thông, đại diện cho dòng họ Hà Mường Vang cho biết: dòng họ của ông có 18 hộ, 97 nhân khẩu. Thời gian qua, các hộ và từng thành viên trong dòng họ luôn tích cực tham gia các phong trào của địa phương; rất có ý thức trong việc chấp hành tốt quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các quy định, nội quy, quy ước của địa phương. Trong dòng họ không có người vi phạm pháp luật. Mục tiêu phấn đấu của dòng họ Hà Mường Vang hiện nay là, xây dựng mô hình dòng họ kiểu mẫu “tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hoà giải” ….

Theo ông Lương Tuấn Huê, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Lang Chánh, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đổi mới hoạt động công tác dân vận. Trọng tâm là hướng về cơ sở, với phương châm gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân; triển khai có hiệu quả phong trào thi đua DVK. Hướng công tác dân vận vào xây dựng NTM, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cải cách hành chính, nâng cao ý thức, trách nhiệm, phong cách, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức...

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.