Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 Hà Nội không theo hộ khẩu cần làm những gì?

T.Hợp - 09:22, 03/05/2022

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho phép thí sinh thi vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) được đăng ký nguyện vọng khác khu vực tuyển sinh theo hộ khẩu nếu đáp ứng được một số điều kiện và có đơn xin đổi khu vực tuyển sinh.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Kế hoạch Tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022 - 2023 ban hành kèm Quyết định 1117/QĐ-UBND, để đăng ký dự tuyển vào các trường THPT công lập không chuyên trên địa bàn Thành phố Hà Nội, học sinh hoặc phụ huynh (bố hoặc mẹ của học sinh) phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội hoặc có Giấy xác nhận xác nhận nơi thường trú tại Hà Nội do Công an cấp (theo mẫu CT07 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA).

Mỗi học sinh sẽ được đăng ký 3 nguyện vọng dự tuyển vào 3 trường THPT công lập khác nhau, xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3.

Nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 thuộc khu vực tuyển sinh mà học sinh có hộ khẩu thường trú, nguyện vọng 3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ.

Tuy nhiên, nhằm tạo thuận lợi cho học sinh một số trường hợp đặc biệt, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho phép học sinh đăng ký nguyện vọng khác khu vực tuyển sinh theo hộ khẩu nếu đáp ứng đủ hai điều kiện: Học sinh thuộc vùng giáp ranh giữa các khu vực tuyển sinh hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; Nguyện vọng 1 và Nguyện vọng 2 phải đăng ký vào hai trường THPT công lập cùng trong một khu vực tuyển sinh đã thay đổi.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phân chia và quy định khu vực tuyển sinh lớp 10 như sau:

Khu vực tuyển sinh (KVTS)

Quận, huyện, thị xã

KVTS 01

Ba Đình, Tây Hồ

KVTS 02

Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng

KVTS 03

Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy

KVTS 04

Hoàng Mai, Thanh Trì

KVTS 05

Long Biên, Gia Lâm

KVTS 06

Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh

KVTS 07

Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Đan Phượng

KVTS 08

Phúc Thọ, Ba Vì, Sơn Tây

KVTS 09

Thạch Thất, Quốc Oai

KVTS 10

Chương Mỹ, Thanh Oai

KVTS 11

Thường Tín, Phú Xuyên

KVTS 12

Ứng Hòa, Mỹ Đức

Để được đăng ký nguyện vọng vào các trường THPT khác khu vực tuyển sinh theo nơi thường trú, thí sinh phải có Đơn xin đổi khu vực tuyển sinh theo mẫu của Sở Giáo dục Thành phố, trong đơn nêu rõ lý do đổi và được Thủ trưởng cơ sở giáo dục đang theo học xác nhận.

Đơn xin đổi khu vực tuyển sinh theo mẫu nộp cùng hồ sơ đăng ký dự tuyển. Hồ sơ dự tuyển vào lớp 10 Hà Nội năm học 2022 - 2023 bao gồm:

- Phiếu đăng ký dự tuyển;

- Bản sao Giấy khai sinh;

- Bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở (THCS) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời;

- Bản chính học bạ;

- Sổ hộ khẩu chứng thực hoặc Giấy xác nhận học sinh hoặc bố, mẹ học sinh thường trú tại Hà Nội; xác nhận học sinh cư trú tại địa bàn do Công an phường, xã, thị trấn đối với học sinh đăng ký vào các trường THPT ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Giấy xác nhận chế độ ưu tiên, cho phép được học vượt lớp, vào học sớm hoặc muộn so với quy định chung (nếu có);

- Đối với thí sinh tự do: Giấy xác nhận "không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật" do chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú cấp.

Học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2021-2022 nộp hồ sơ tại cơ sở giáo dục đang theo học;  Thí sinh tự do/học tập ở tỉnh ngoài nộp hồ sơ tại Phòng Giáo dục nơi thí sinh hoặc bố, mẹ thí sinh cư trú.

Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố một số mốc thời gian cần nhớ trong đợt tuyển sinh vào lớp 10 năm 2022: Ngày 13/5, các nhà trường thu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông; Ngày 23/5: Học sinh kiểm tra danh sách dự tuyển tại trường để sửa chữa sai sót (nếu có); Ngày 31/5: Học sinh xem số lượng dự tuyển vào từng trường trung học phổ thông; Ngày 18 và 19/6: Học sinh dự thi theo lịch./.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.