Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đánh bắt cá bằng chim cốc ở Nhật Bản

CMC-NA - 15:35, 31/08/2021

Nghề đánh bắt cá đã xuất hiện từ rất lâu đời ở Nhật Bản. Ngư dân đất nước này đã sáng tạo ra rất nhiều cách bắt cá khác nhau như câu cá bằng cần câu, thả lưới để bắt cá, thả vó...Trong các hình thức đánh bắt cá thì có một hình thức bắt cá vô cùng độc đáo chính là bắt cá bằng chim cốc. Đây là sự kết hợp ăn ý và vô cùng thú vị giữa động vật và con người trong lao động.

Ngư dân vùng sông Nagara (Nhật Bản) dùng chim cốc để đánh bắt cá
Ngư dân vùng sông Nagara (Nhật Bản) dùng chim cốc để đánh bắt cá

Tại một số vùng quê Nhật Bản, đặc biệt là vùng ven sông Nagara thuộc tỉnh Gifu và tỉnh Ibaraki (phía bắc Tokyo), ngư dân đã học cách huấn luyện những con chim để giúp họ đánh bắt cá ở sông. Kỹ thuật đánh bắt này được sử dụng ở chim cốc - một loài chim biển có chế độ ăn chủ yếu cá. Vì vậy, chúng là bậc thầy trong lĩnh vực săn cá. Chúng chờ đợi con mồi trên bờ biển hoặc các bên cửa sông, khi phát hiện cá, chúng lặn ngay xuống nước dùng chiếc mỏ có cấu tạo đặc biệt tóm gọn con mồi.

Chim cốc được buộc dây để dễ dàng đưa lên thuyền khi "săn" được cá
Chim cốc được buộc dây để dễ dàng đưa lên thuyền khi "săn" được cá

Mùa đánh bắt diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10, nhưng ngư dân phải chăm sóc đàn chim quanh năm cho đến khi chúng chết đi. Mỗi mùa Thu khi những đàn chim cốc di cư qua tỉnh Ibaraki phía bắc Tokyo, ngư dân sẽ bắt và huấn luyện chúng khoảng 3 năm.

Con chim cốc có thể bắt được những con cá rất to
Con chim cốc có thể bắt được những con cá rất to

Mỗi chú chim trong một buổi đánh bắt cá có thể bắt được cả chục cân cá, vì chúng có khả năng lặn sâu xuống nước. Người chủ chim sẽ gắn một cái bẫy gần cổ họng của con chim, cho phép chim chỉ được nuốt cá nhỏ. Những con cá lớn sẽ mắc trong cổ họng của con chim. Mỗi con chim có thể chứa đến 6 con cá trong cổ họng của nó tại một thời điểm.

Chim cốc được huấn luyện khoảng 3 năm trước khi vào mùa đi săn cá
Chim cốc được huấn luyện khoảng 3 năm trước khi vào mùa đi săn cá

Việc sử dụng chim cốc để đánh bắt cá trên sông Nagara xuất hiện từ hơn 1.300 năm trước đây. Dưới sự bảo trợ của Hoàng gia Nhật Bản, sông Nagara vẫn giữ được sự trong lành, cho phép việc đánh bắt cá bằng chim cốc diễn ra liên tục qua các thời đại. Cá đánh bắt được từ chim cốc đã từng là một ngành công nghiệp có lợi nhuận.

Việc đánh bắt cá diễn ra vào ban đêm
Việc đánh bắt cá diễn ra vào ban đêm

Ngày nay, số ngư dân sử dụng phương pháp đánh bắt cá bằng chim cốc đã giảm dần, khi nhiều phương pháp đánh bắt công nghiệp hiện đại, hiệu quả hơn nhiều được áp dụng. Nhưng ở thành phố Gifu, phương pháp đánh bắt cá cổ điển, độc đáo bằng chim cốc vẫn được áp dụng như một hình thức thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới về chiêm ngưỡng.

Chủ thuyền mang đàn chim cốc đi bắt cá
Chủ thuyền mang đàn chim cốc đi bắt cá

Hiện nay, Nhật Bản đã công nhận bộ 122 dụng cụ đánh cá bằng chim cốc là Di sản văn hóa vật thể dân gian quan trọng, còn nghệ thuật Ukai là Di sản văn hóa phi vật thể quan trọng của tỉnh Gifu. Tiếng "ho-ho" của các Usho hò lên để kích thích đàn chim cốc và tiếng gõ vào mạn thuyền cũng có tên trong danh sách 100 âm thanh tuyệt vời nhất ở xứ sở mặt trời mọc.

Ukai không chỉ có ở Nhật Bản, nghệ thuật đánh cá cổ truyền này hiện còn tồn tại ở Trung Quốc với những ngư dân trên dòng Lệ Giang.

Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.