Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Tào Đạt - Thúy Hồng - 23:46, 16/05/2024

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.

Treo tranh thờ chuẩn bị nghi lễ "đặt tên âm và lên đèn" trong lễ Cấp sắc của đồng bào Dao
Treo tranh thờ chuẩn bị nghi lễ "đặt tên âm và lên đèn" trong lễ Cấp sắc của đồng bào Dao

Là nghi lễ quan trọng, công nhận sự trưởng thành đối với người đàn ông, lễ Cấp sắc là sự kết hợp giữa văn hóa tâm linh và văn hóa nghệ thuật - âm nhạc... 

Các lễ vật trong lễ Cấp sắc có: Thịt lợn, thịt gà, bánh giầy, bị gạo, rượu, tiền đồng, bộ tranh Đại đường, vải trắng, thanh âm dương, dấu gỗ, đèn, nến, mũ, tranh đội đầu lúc múa, thuyền tượng trưng, áo choàng ngoài, hương, tiền ma, ghế ngồi cấp sắc, gậy thầy cúng, thanh kiếm, ấm rót nước cúng, hũ rượu… Kết hợp với âm nhạc dân tộc: trống, chiêng, kèn, chũm chọe, tù và, chuông đồng, thanh la.

Bộ tranh thờ và các lễ vật trong lễ cúng của đồng bào Dao
Bộ tranh thờ và các lễ vật trong lễ cúng của đồng bào Dao

Tại buổi tổ chức lễ có thầy cúng (3 thầy chính và 4 thầy phụ giúp việc), 1 người thụ lễ, bố mẹ người thụ lễ; 3 người hát ví, 1 người thổi kèn, 01 người thổi tù và 01 đánh trống, chiêng cùng với những người được mời đến tham dự.

Thầy cúng làm lễ xin thần linh, thổ địa tổ chức lễ Cấp sắc
Thầy cúng làm lễ xin thần linh, thổ địa tổ chức lễ Cấp sắc

Một trong những phần nghi lễ quan trọng của lễ Cấp sắc là “Lễ đặt tên âm và lên đèn”. Trước tiên, đồng bào người Dao chuẩn bị và mời thầy cúng. Chuẩn bị vào lễ, thầy cúng thắp hương ở bàn thờ tổ, làm phép xua đuổi tà ma xấu để buổi lễ được diễn ra tốt đẹp. Trống, chiêng, chuông bắt đầu nổi lên, mùi hương nồng ấm lan tỏa khắp nhà, những bức tranh rực rỡ sắc màu mang lại vẻ uy nghi, đàn lễ tươm tất… đã tạo nên một không gian thiêng.

Đốt vàng mã để xin thần linh, thổ địa làm lễ
Đốt vàng mã để xin thần linh, thổ địa làm lễ

Tiếp đến thầy cúng làm lễ xin phép và trình diện. Lúc này các thầy cúng cầm que tre đi vòng quanh và đứng đằng sau người thụ lễ, làm các động tác khác nhau để trình diện người thụ lễ lên gia tiên dòng tộc.

Thầy cúng làm lễ trình diện người chuẩn bị thụ lễ
Thầy cúng làm lễ trình diện người chuẩn bị thụ lễ

Thầy cúng đặt và viết tên thiêng của người chịu lễ lên bàn cúng để xin sự chứng nhận của các thần, thánh. Đây là lễ báo cáo với các thần linh, tổ tiên về việc đặt tên thứ hai (tên âm) cho người con trai trong dòng tộc được ghi vào gia phả. Khi qua đời, con cháu sẽ cúng giỗ theo tên âm, lễ vật gồm có gạo, tiền đồng, áo rồng và mũ của người thụ lễ, đạo sắc cho người thụ lễ, đèn, nến. Việc đầu tiên, là thầy cả khấn và trao áo rồng, mũ cho người thụ lễ, người thụ lễ quỳ lạy trước đàn lễ và bàn thờ tổ tiên.

Thầy cả thực hành nghi lễ xin tên âm cho người thụ lễ
Thầy cả thực hành nghi lễ xin tên âm cho người thụ lễ

Sau khi thầy cúng xin âm dương, tìm sự đồng ý của tổ tiên và thần linh cho tên mà gia đình chọn, tiếp theo là lễ lên đèn. Người thụ lễ được soi sáng bằng 3 ngọn đèn và 7 ngọn đèn. Thầy cả vừa múa vừa phép, thầy hai đọc các đạo sắc, những điều thề nguyện và điều răn dạy.

Người thụ lễ ngồi trước đàn lễ để thực hiện nghi lễ lên đèn
Người thụ lễ ngồi trước đàn lễ để thực hiện nghi lễ lên đèn

Sau khi lên đèn, các thầy cúng mời gia tiên, thần thánh và mời Ngọc hoàng để chứng kiến lễ truyền phép cho người thụ lễ. Bảy thầy làm phép, đi xung quanh chiếc thuyền tượng trưng để đưa người thụ lễ đi “tầm sư học đạo”. Làm phép xong, bảy thầy đỡ người thụ lễ dậy, để ngồi ghế cạnh bàn thờ. Thuyền được cuộn lại, đem cất.

Nghi lễ lên đèn cho người được cấp sắc
Nghi lễ lên đèn cho người được cấp sắc
Các thầy múa và làm phép xung quanh người thụ lễ
Các thầy múa và làm phép xung quanh người thụ lễ

Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, người Dao tại Thanh Hóa vẫn bảo tồn nhiều phong tục tập quán truyền thống, đặc biệt là các nghi lễ chu kỳ đời người, trong đó có lễ Cấp sắc vừa chứa đựng giá trị nhân văn, vừa mang tính giáo dục sâu sắc, thể hiện qua các điều kiện giáo huấn ghi trong các văn bản cấp sắc. Đây là một trong những nghi lễ mang đậm tín ngưỡng văn hóa dân tộc Dao cần được bảo tồn, giữ gìn và phát huy.


Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.