Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vấn đề - Sự kiện

Dấu ấn Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ một Hội nghị cấp vùng

Thanh Huyền - 07:22, 08/01/2025

“Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) phải tiếp tục giải quyết dứt điểm những vấn đề căn cơ nhất, khó khăn nhất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Đó là phát biểu chỉ đạo của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026 - 2030 khu vực phía Bắc, được tổ chức vừa qua, tại tỉnh Thái Nguyên do Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 tổ chức.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr trình bày tại Hội nghị cho thấy: Với sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương; sự nỗ lực, quyết tâm cao và tính chủ động trong phối hợp của cơ quan chủ quản Chương trình với các bộ, cơ quan Trung ương, thành viên Tổ công tác, đến nay cấp Trung ương đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, ban hành văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện về Chương trình MTQG 1719.

Trong giai đoạn 2026 - 2030, các địa phương quan tâm, rà soát, đánh giá, sắp xếp, tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc hợp lý, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Các địa phương cần chủ động phối hợp, tạo ra những chuyển biến trong công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc”

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Mặc dù Chương trình MTQG 1719 được tổ chức thực hiện chính thức từ nửa cuối năm 2022, tuy nhiên bằng sự nỗ lực và tính chủ động của nhiều địa phương trên địa bàn trong tổ chức triển khai thực hiện và lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh, mà một số chỉ tiêu ước đến 31/12/2024 đã hoàn thành, vượt mục tiêu kế hoạch được giao như: Tỷ lệ giảm nghèo vùng đồng bào DTTS của 19 tỉnh trong khu vực đều hoàn thành và vượt mục tiêu được giao, trong đó một số địa phương đã vượt mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao ở mức cao như: Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh...; Tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; Tỷ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến trường; Tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; Tỷ lệ thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng...

Việc hoàn thành sớm một số chỉ tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo cho người dân, đồng thời giúp địa phương dành nguồn lực cho các mục tiêu khác khó khăn hơn, đòi hỏi mức độ tập trung và thời gian thực hiện dài hơn. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở khu vực các tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi khu vực phía Bắc đã có nhiều chuyển biến tích cực. Kết quả giải ngân chung của các địa phương đều cao hơn so với kết quả giải ngân vốn đầu tư công chung của cả nước và các Chương trình MTQG khác.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai Chương trình MTQG 1719 còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Báo cáo đề xuất một số nội dung chính của Chương trình giai đoạn II, phải bám sát nội dung 10 dự án thành phần của Chương trình, trong đó đảm bảo ưu tiên tập trung giải quyết đồng bộ nhóm vấn đề “5 nhất” vẫn còn tính thời sự cao trên địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi, gồm: Điều kiện cơ sở hạ tầng khó khăn nhất; Chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; Kinh tế - xã hội chậm phát triển nhất; Tiếp cận dịch vụ khó khăn nhất; Tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng: Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2026 - 2030 phải tiếp tục giải quyết dứt điểm những vấn đề căn cơ nhất, khó khăn nhất của vùng đồng bào DTTS và miền núi
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng: Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2026 - 2030 phải tiếp tục giải quyết dứt điểm những vấn đề căn cơ nhất, khó khăn nhất của vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tại Hội nghị, các đại biểu đánh giá cao những kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021 - 2025. Các địa phương nhận định, việc triển khai thực hiện Chương trình đã góp phần thay đổi bộ mặt vùng đồng bào DTTS và miền núi, đời sống của người dân được cải thiện và nâng cao. Chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình từ thể chế, đối tượng, địa bàn, phân cấp, phân quyền, bộ máy tổ chức... đến những vướng mắc cụ thể của từng dự án, tiểu dự án, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp thực hiện Chương trình giai đoạn 2026 - 2030.

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đánh giá cao sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương trong xây dựng báo cáo với nhiều thông tin đầy đủ, ngắn gọn, định hướng một số vấn đề trọng tâm trong thiết kế Chương trình giai đoạn sau. Bộ trưởng, Chủ nhiệm khẳng định thành tích đạt được rất đáng tự hào, hệ thống văn bản pháp lý được hoàn thiện đầy đủ, toàn diện, kinh nghiệm điều hành, triển khai Chương trình được nâng lên. Bên cạnh những kết quả đạt được còn một số vướng mắc, được nhận diện rõ ràng, có những nội dung còn chưa theo kịp thực tiễn, chưa bao quát thực tiễn; vướng mắc về thể chế, nhân lực, sự phối hợp, thực tiễn biến động, thay đổi đối tượng, địa bàn, định mức và những vấn đề phát sinh mới, cần tạo ra cơ chế điều chỉnh kịp thời.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh, Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2026 - 2030 phải tiếp tục giải quyết dứt điểm những vấn đề căn cơ nhất, khó khăn nhất của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về mặt thể chế. Đổi mới tư duy, cách tiếp cận chính sách. 

Tin cùng chuyên mục
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 46): Giải pháp nào giữ chân cán bộ y tế vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS?

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 46): Giải pháp nào giữ chân cán bộ y tế vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS?

Với đặc thù địa bàn rộng, dân cư sinh sống không tập trung, nhận thức người dân còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ y tế vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS gặp phải muôn vàn khó khăn. Thế nhưng hiện nay, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ này còn quá thấp, dẫn đến khó giữ chân họ trong nghề. Đây cũng là lý do chính, khiến không ít cán bộ y tế không mặn mà hoặc rời bỏ với công việc tìm hướng mưu sinh khác. Đây cũng là vấn đề nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này bàn về vấn đề: Giải pháp nào giữ chân cán bộ y tế vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS?