Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Đẩy mạnh chuyển đối số trong lĩnh vực báo chí

Tào Đạt - 10:18, 07/12/2024

Ngày 6/12, tại TP. Cần Thơ đã diễn ra hội nghị "Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững khu vực phía Nam". Sự kiện do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; lãnh đạo TP. Cần Thơ, lãnh đạo Hội Nhà báo 19 tỉnh, thành phố, các cơ quan báo chí tỉnh, thành phía Nam...

Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra một thời đại mới cho các ngành công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp báo chí, truyền thông. Sự thay đổi nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là sự ảnh hưởng của chuyển đổi số đã thay đổi tổng thể và toàn diện kể cả phương thức, cách làm việc, mô hình tổ chức, hoạt động sáng tạo các tác phẩm báo chí.

Bí thư Thành ủy Cần Thơ, Nguyễn Văn Hiếu phát biểu tại hội nghị
Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu phát biểu tại Hội nghị

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, trên địa bàn TP. Cần Thơ hiện có 71 cơ quan, văn phòng đại diện của các cơ quan báo chí đang hoạt ,với khoảng hơn 1.000 cán bộ, phóng viên, biên tập viên… Trong quá trình đồng hành cùng sự phát triển của thành phố, đội ngũ những người làm báo trên địa bàn thành phố đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, tích cực tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Đồng thời, có nhiều bài viết thông tin tình hình thời sự, góp ý xây dựng đối với sự phát triển của thành phố trong việc thu hút đầu tư.

“Thành phố Cần Thơ đổi mới, phát triển như hôm nay luôn có sự đồng hành, đóng góp tích cực, thiết thực của đội ngũ những người làm báo”, ông Nguyễn Văn Hiếu đánh giá.

Trên cơ sở đó, ông Nguyễn Văn Hiếu mong muốn, báo chí khu vực phía Nam nói riêng, báo chí cả nước nói chung sẽ đẩy mạnh phát triển các sản phẩm báo chí đa nền tảng, đa dịch vụ, đa phương tiện; ứng dụng dữ liệu lớn và trí thông minh nhân tạo trong hoạt động báo chí, truyền thông, đặc biệt trong các hoạt động sáng tạo các tác phẩm; chú trọng phát triển nguồn nhân lực báo chí vừa “hồng” vừa “chuyên”, bám sát sự phát triển và xu thế của báo chí hiện đại, tập trung vào trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, nâng cao tính chủ động và kỹ năng của nhà báo, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”; có nhiều bài viết, phóng sự phản ánh những thành tựu to lớn của các tỉnh, thành phố trong khu vực trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; đề cập đến những vấn đề lớn như liên kết vùng, đồng thời nêu bật nỗ lực của các địa phương trong công tác xây dựng Đảng, chăm lo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân...

Ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam thông tin tại hội nghị
Ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam thông tin tại hội nghị

Thông tin tại Hội nghị, ông Nguyễn Đức Lợi cho biết, sau gần 4 năm thực hiện, chương trình hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các cấp Hội Nhà báo giai đoạn 2021 - 2025 đã có nhiều thành công trong việc hỗ trợ các phóng viên, nhà báo và các cơ quan báo chí.

Cụ thể, đối với báo chí ở Trung ương, trong 3 năm (2021 - 2023), ngân sách nhà nước hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao là 11,46 tỷ đồng cho 18 Liên chi hội và 103 Chi hội Nhà báo; từ đó hỗ trợ gần 4.000 lượt tác giả, nhận được 3.875 tác phẩm chất lượng cao thuộc các loại hình báo chí. Đối với báo chí ở địa phương, ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với Hội Nhà báo các địa phương trong cả nước là 27,7 tỷ đồng; Hội Nhà báo các địa phương hỗ trợ trực tiếp cho trên 4.000 lượt tác giả là hội viên; nhận được 4.263 tác phẩm chất lượng cao thuộc các loại hình báo chí.

Theo ông Nguyễn Đức Lợi, từ năm nay, Điều lệ Giải Báo chí Quốc gia đã có nhiều điểm mới, đặc biệt là 2 nhóm giải mới là Giải báo chí đa phương tiện và Giải báo chí sáng tạo. Việc bổ sung nêu trên đã thể hiện chủ động bám sát quan điểm, chủ trương mới của Đảng, Nhà nước, phù hợp với thực tiễn, xu thế phát triển chung của báo chí truyền thông. Hội nghị cũng là cơ hội để Hội Nhà báo các tỉnh, thành chia sẻ những kinh nghiệm ứng dụng chuyển đổi số nhằm sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao, cũng như những nội dung cần thiết để tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.

Tại Hội nghị, lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí các tỉnh, thành đã có nhiều tham luận, đề xuất về giải pháp chuyển đổi số báo chí, phát triển đa dạng sản phẩm báo chí số đáp ứng nhu cầu thông tin trong tình hình mới, đồng thời bàn giải pháp để có những tác phẩm báo chí chất lượng cao đáp ứng Điều lệ Giải Báo chí Quốc gia. Các đại biểu đều cho rằng, chuyển đổi số lĩnh vực báo chí là xu thế tất yếu, đáp ứng yêu cầu thông tin, tuyên truyền trong tình hình mới, đồng thời khuyến nghị các giải pháp đầu tư hạ tầng công nghệ và đào tạo nhân viên, tìm kiếm các nguồn tài trợ phù hợp để thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục
Tràng Định (Lạng Sơn): Đẩy mạnh chuyển đổi số để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Tràng Định (Lạng Sơn): Đẩy mạnh chuyển đổi số để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, thời gian qua, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều nỗ lực triển khai công tác này. Thông qua việc đẩy mạnh chuyển đổi số, huyện hướng tới mục tiêu phục vụ hiệu quả cao nhất cho người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh và công bằng xã hội.
Đọc nhiều