Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Điểm sáng giáo dục ở huyện miền núi Thanh Hóa

Quỳnh Trâm - 16:13, 22/10/2021

Huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) cách trung tâm TP. Thanh Hóa chừng 86km về phía Tây, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mường, Kinh, Dao... Những năm qua, địa phương đang được ghi nhận là điểm sáng về giáo dục trong các huyện miền núi của tỉnh.

Trường Tiểu học thị trấn Cẩm Thủy là đơn vị giành nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi, sân chơi dành cho học sinh bậc tiểu học cấp Quốc gia.
Trường Tiểu học thị trấn Cẩm Thủy là đơn vị giành nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi, sân chơi dành cho học sinh bậc tiểu học cấp Quốc gia.

Địa phương mang lại nhiều thành tích cho tỉnh

Năm học 2020 - 2021 là năm thứ 3 liên tiếp,  ngành Giáo dục Tiểu học Cẩm Thủy có học sinh tham dự các cuộc thi, các sân chơi trí tuệ cấp quốc gia và đều đạt giải.

Năm học 2019 - 2020, ngành Giáo dục Tiểu học Cẩm Thủy đạt 4 giải, trong đó đạt 2 huy chương Đồng cấp Quốc gia cuộc thi Tài năng Anh ngữ Việt Nam của học sinh Trường Tiểu học Thị trấn (đây là 2 giải của cả tỉnh Thanh Hóa), và 2 giải Khuyến khích cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ của học sinh Trường Tiểu học Cẩm Phú và Tiểu học Cẩm Sơn.

Đến năm học 2020 - 2021, huyện có 17 học sinh và 1 giáo viên đạt giải cấp Quốc gia trong các cuộc thi Olympic Toán quốc tế HKIMO, Olympic tiếng Anh Hippo, ATGT cho nụ cười trẻ thơ, Trạng nguyên Toàn tài, Trạng nguyên Tiếng Việt dành cho học sinh và cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bầu cử Quốc Hội và Đại biểu HĐND các cấp dành cho giáo viên.

Đặc biệt, tham dự vòng chung kết Quốc tế cuộc thi Olympic Toán quốc tế HKIMO, Cẩm Thủy có 10 học sinh tham dự trên tổng số 11 học sinh cả tỉnh và trên tổng số 143 học sinh cả nước; kết quả đạt 7 giải, gồm 2 giải Bạc và 5 giải Đồng trên tổng số 103 giải của cả nước (21 giải Vàng, 38 giải Bạc và 54 giải Đồng) và là huyện duy nhất của tỉnh Thanh Hóa đạt giải trong cuộc thi cấp quốc tế này.

Em Trương Hà My, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Cẩm Sơn đoạt giải Nhất Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ cấp Quốc gia, năm học 2020 - 2021. (Trong ảnh: Cô giáo đang hướng dẫn em Trương Hà My học tập)
Em Trương Hà My, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Cẩm Sơn đoạt giải Nhất Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ cấp Quốc gia, năm học 2020 - 2021. (Trong ảnh: Cô giáo đang hướng dẫn em Trương Hà My học tập)

Cùng đổi mới, sáng tạo

Những kết quả nổi bật kể trên, là thành tích đáng tự hào của ngành Giáo dục huyện Cẩm Thủy. Để có được thành tích đáng tự hào đó, là sự dày công, hết lòng vì sự nghiệp, hết lòng vì học sinh thân yêu của các thầy cô giáo, đã không quản khó khăn tìm tòi kiến thức, nghiên cứu học liệu cũng như mục đích, ý nghĩa của các cuộc thi để tổ chức cho các em có một sân chơi trí tuệ bổ ích và mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực.

Là 1 trong số 5 giáo viên có học sinh giỏi cấp quốc tế, cô giáo Nguyễn Thị Thủy, Trường Tiểu học Thị trấn chia sẻ, để công việc giảng dạy được hiệu quả, cô đã lên kế hoạch cụ thể, chi tiết đối với các mảng kiến thức, đối với từng đối tượng học sinh. Theo đó, các chương trình giảng dạy phải bảo đảm 3 yêu cầu: Phần kiến thức cơ bản; nâng cao; rèn luyện kỹ năng; phương pháp làm bài. Sau mỗi giai đoạn, cô đều tự đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh và đề ra phương hướng thực hiện cho các giai đoạn tiếp theo.

Trong quá trình dạy học, cô còn chú ý đến việc kiểm tra đánh giá để điều chỉnh, bù đắp kiến thức, kỹ năng kịp thời cho mỗi học sinh. Cô thực hiện phương châm, dạy chắc kiến thức cơ bản rồi mới nâng cao.

“Việc hướng dẫn học sinh tự học là đặc biệt quan trọng. Thực tế cho thấy, học sinh nào có tinh thần và phương pháp tự học tốt, thì thành công sẽ cao hơn. Do đó, tôi đã hướng dẫn các học sinh của mình cách sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý, hiệu quả”, cô Thủy cho hay.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cẩm Thủy cho biết:  để đạt được kết quả này ngoài nỗ lực của thầy cô giáo, các em học sinh, thì ngành giáo dục huyện rất chú trọng, thực hiện nghiêm túc những giải pháp như, đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đẩy mạnh phương pháp đổi mới dạy và học; áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; lồng ghép thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động, các phong trào thi đua có quy mô, sức lan tỏa sâu rộng. Đồng thời, duy trì bảo đảm chuẩn kiến thức trong giảng dạy, nhất là nâng cao chất lượng đào tạo mũi nhọn và không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất.

"Chúng tôi đang tiếp tục nâng cao thành tích giáo dục, kỳ vọng có thể dẫn đầu các địa phương trong tỉnh vào những năm tới", ông Sơn bộc bạch.

Tin cùng chuyên mục
Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Vấn đề phụ cấp ưu đãi nghề chưa đủ hấp dẫn, đặc biệt đối với nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên thảo luận về Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đại biểu cho rằng, cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo để tháo gỡ những khó khăn trong công tác giáo dục đang tồn tại ở khu vực này.