Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Điểm sáng trong bảo tồn trang phục truyền thống

Thúy Hồng - 16:10, 18/02/2020

Hơn 5 năm qua, trang phục truyền thống của đồng bào Nùng đã được Trường Tiểu học Hải Yến, xã Hải Yến, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đưa vào trường, tạo ấn tượng đẹp trong học sinh. Việc đưa trang phục truyền thống vào trường học đã góp phần khơi dậy niềm tự hào và ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ.

Các em học sinh Trường Tiểu học Hải Yến mặc trang phục truyền thống khi đến trường
Các em học sinh Trường Tiểu học Hải Yến mặc trang phục truyền thống khi đến trường

Cô giáo Đoàn Thanh Thúy, Hiệu Trưởng Trường Tiểu học xã Hải Yến cho biết: Để góp phần bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào Nùng, bản sắc văn hóa dân tộc trong học đường, nhà trường quy định học sinh mặc đồng phục là trang phục dân tộc vào ngày thứ 2 và thứ 4 hằng tuần. Ngoài ra, nhà trường khuyến khích học sinh mặc trang phục dân tộc, qua đó, làm tăng tính mỹ quan trong trường học, tạo cho các em học sinh tinh thần ham tìm hiểu về bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Em Chu Thị Ngọc Bích, học sinh lớp 4A, vui vẻ khoe với chúng tôi: Đây là trang phục truyền thống của dân tộc Nùng chúng em, ngày nào em cũng mặc đến trường. Em rất vui và tự hào khi mặc bộ trang phục của dân tộc mình. Không chỉ em Bích mà đây là niềm tự hào chung của các em học sinh DTTS ở Hải Yến.

Chia sẻ về cách làm hay của Trường Tiểu học Hải Yến trong việc bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào DTTS ở địa phương, ông Nguyễn Văn Thịnh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cao Lộc cho biết: Chương trình mặc đồng phục dân tộc trong trường học đã được triển khai nhiều năm nay, được các em học sinh chấp hành rất tốt và tích cực hưởng ứng. Đây là cách làm hay trong giữ gìn trang phục dân tộc, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, giáo dục ý thức giữ gìn nét văn hóa đặc sắc của dân tộc trong mỗi em học sinh.

Tin cùng chuyên mục
Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Vấn đề phụ cấp ưu đãi nghề chưa đủ hấp dẫn, đặc biệt đối với nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên thảo luận về Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đại biểu cho rằng, cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo để tháo gỡ những khó khăn trong công tác giáo dục đang tồn tại ở khu vực này.