Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Điện Biên: Học sinh dừng học trực tiếp để phòng dịch

Cát Tường (T/h) - 14:02, 03/11/2021

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên đã quyết định cho học sinh trên địa bàn 8 xã dừng học trực tiếp để phòng chống dịch.

Trường Mầm non Hoàng Công Chất trên địa bàn huyện Điện Biên đã dừng học trực tiếp từ ngày 2/11. Ảnh: BND
Trường Mầm non Hoàng Công Chất trên địa bàn huyện Điện Biên đã dừng học trực tiếp từ ngày 2/11. Ảnh: BND

Theo đó, có 8 xã đã cho học sinh dừng học trực tiếp từ ngày 2/11 đến khi có thông báo mới, gồm: Mường Lói, Phu Luông, Mường Nhà, Na Tông, Núa Ngam, Hẹ Muông, Pom Lót, Noong Hẹt. Trong 8 xã có 25 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở với tổng số 9.292 học sinh; bậc trung học phổ thông có 2 trường gồm 1.056 học sinh.

Bám sát chỉ đạo ngành Giáo dục, Ban Chỉ huy phòng, chống dịch bệnh huyện Điện Biên về việc bảo đảm dạy và học trong thời gian dừng học trực tiếp, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên đã chỉ đạo 25 trường trong 8 xã phải chuyển sang hình thức dạy trực tuyến bảo đảm chương trình, thời lượng học tập cho học sinh theo đúng phương châm “ở nhà nhưng không dừng học”. 

Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà ở các bản không có điện, không có internet thì Ban Giám hiệu các trường chủ động giao giáo viên phát phiếu, giao bài, hướng dẫn học sinh tự học. 

Riêng cấp học mầm non không tổ chức dạy học trực tuyến thì giáo viên liên hệ, phối hợp gia đình hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà.

Đối với các trường học trên địa bàn các xã còn lại vẫn thực hiện dạy học trực tiếp và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp trên, cơ quan y tế về công tác phòng chống dịch; thường xuyên rà soát, cập nhật tình hình sức khỏe đội ngũ nhà giáo, học sinh và diễn biến dịch bệnh để có phương án xử lý, chỉ đạo kịp thời.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.