Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Điện Biên: Nhiều kết quả tích cực trong lĩnh vực lao động, giải quyết việc làm, an sinh xã hội

Tùng Nguyên - 10:34, 04/12/2024

Năm 2024, tỉnh Điện Biên tiếp tục quan tâm thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, an sinh xã hội. Nhờ đó, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong lĩnh vực này, góp phần thúc đẩy giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh.

Điện Biên tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024. (Trong ảnh: Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà trao Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho các cá nhân tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, tổ chức ngày 08/11/2024)
Điện Biên tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024. (Trong ảnh: Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà trao Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho các cá nhân tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, tổ chức ngày 08/11/2024)

UBND tỉnh Điện Biên vừa ban hành Báo cáo số 5322/BC-UBND, ngày 22/11/2022 về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Điện Biên, các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh năm 2024 trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực.

Trong lĩnh vực công tác dân tộc, tỉnh triển khai kịp thời Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 22/11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc trong tình hình mới; tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, đề án, chính sách dân tộc trên địa bàn đồng bào DTTS sinh sống, tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng cao, biên giới.

Từ đó, đời sống vật chất và tỉnh thần của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh được nâng lên, giá trị văn hóa của đồng bào các DTTS được bảo tồn, phục hồi và phát huy, quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số được bảo đảm, khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường.

Năm 2024, tỉnh đã tổ chức lựa chọn, công nhận và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho 1.251 Người có uy tín trên địa bàn tỉnh theo quy định; tổ chức thành công Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc và Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV...

Điện Biên tổ chức thành công Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024.
Điện Biên tổ chức thành công Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024.

Với lĩnh vực lao động, giải quyết việc làm, ước thực hiện năm 2024, toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho khoảng 11.09929 lao động, vượt 20,64% kế hoạch năm; tuyển sinh đào tạo nghề cho 10.958 người, vượt 24,52% KH năm (tăng 20,84% so với năm 2023).

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 trên địa bàn; chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024. Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, đến hết năm 2024 tổng số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh là 30.802 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 21,62% giảm 4,06% so với năm 2023.

Trong lĩnh vực an sinh xã hội, tỉnh thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi đối với Người có công với cách mạng; chi trả trợ cấp hàng tháng cho 1.010 lượt Người có công và thân nhân của Người có công với cách mạng với tổng kinh phí hơn 3,5 tỷ đồng/tháng.

Các chính sách an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện hiệu quả, trọng tâm là triển khai Chương trình xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Toàn bộ 5.000 căn nhà đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trước Tết nguyên đán Giáp Thìn, tổng kinh phí thực hiện làm nhà 489,4 tỷ đồng... 

Tin cùng chuyên mục
Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (Bài cuối)

Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (Bài cuối)

Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Một trong những động lực tăng trưởng của tỉnh là nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719).
Đọc nhiều