Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Đoàn đại biểu Người có uy tín Đắk Lắk học tập kinh nghiệm các tỉnh phía Nam

Lê Hường - 17:38, 23/10/2023

Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Đoàn đại biểu Người có uy tín đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh phía Nam. Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Lê Ngọc Vinh làm Trưởng đoàn. Tham gia đoàn còn có 5 công chức Ban Dân tộc, Công an, Y tế và 30 Người có uy tín đến từ 15 huyện, thị xã, thành phố.

Đoàn đại biểu Người có uy tín thăm quan tại tỉnh Tây Ninh
Đoàn đại biểu Người có uy tín thăm quan tại tỉnh Tây Ninh

Theo đó, Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk tham quan, học tập kinh nghiệm tại 4 tỉnh gồm tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Thuận, Khánh Hòa. Thời gian Đoàn đại biểu Người có uy tín đi là 7 ngày từ 16/10 - 21/10.

Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk đến học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách Người có uy tín tại Văn phòng UBND tỉnh Tây Ninh. Đoàn cũng được lãnh đạo, cán bộ, công chức thuộc Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận, Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa đón tiếp và cùng nhau thông tin, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc và đặc biệt là kinh nghiệm phát huy vai trò của Người có uy tín ở cơ sở trên mọi mặt từ phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn văn hóa đến bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…

Trong khuôn khổ chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh phía Nam, Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được thăm mô hình nuôi trồng đông trùng hạ thảo tại Doanh nghiệp Trà hoàn ngọc 7 Nga, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh; mô hình Bưởi xã Tân Chiều, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai; mô hình Nuôi, trồng sản xuất kết hợp du lịch các loại cây ăn trái huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa...

Tin cùng chuyên mục
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.