Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Độc đáo lễ cúng nhà mới của người Ê Đê

Lê Hường - 06:50, 31/12/2023

Trong không khí hân hoan của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và khánh thành Nhà cộng đồng buôn Kdoh, xã Ea Tar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, sáng 30/12, đồng bào dân tộc Ê Đê trong buôn tổ chức cúng nhà mới theo phong tục truyền thống.

 Già làng kiểm tra rượu cần trước khi thực hiện nghi lễ
Già làng kiểm tra rượu cần trước khi thực hiện nghi lễ

Gác lại công việc nương rẫy, từ sáng sớm bà con các dân tộc buôn Kdoh cùng nhau về nhà cộng đồng buôn chuẩn bị các lễ vật. Nghi lễ cúng nhà mới được người dân thực hiện trang trọng theo phong tục của người Ê Đê.

Các lễ vật cúng
Các lễ vật cúng

Trong ngôi nhà cộng đồng mới, rộng rãi, khang trang, các chóe rượu cần được xếp thẳng tắp ở giữa ngôi nhà theo thứ tự từ lớn đến bé.

Cho nước vào chóe rượu cần
Cho nước vào chóe rượu cần

Rót nước vào các chóe rượu cần, tự tay sắp xếp các lễ vật lên mâm, thầy cúng Y Chôch Niê chia sẻ: Theo phong tục của đồng bào Ê Đê, khi khánh thành nhà mới, gia chủ sẽ làm lễ cúng nhà cầu xin các vị thần linh cho ngôi nhà mát mẻ, vững chắc, gia chủ khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi. Lễ cúng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào điều kiện từng gia đình để cúng heo hay gà. Lễ vật và các bước thưc hiện lễ cúng nhà mới của buôn cũng giống như cúng nhà của các hộ dân.

Thầy cúng thực hiện bài cúng cho chủ nhà - đại diện là trưởng buôn
Thầy cúng thực hiện bài cúng cho chủ nhà - đại diện là trưởng buôn

Lễ vật cúng nhà mới của buôn Kdoh gồm một con gà luộc, một chén cơm, một bát bằng đồng để rượu cần, một vòng đồng, cuống tàu chuối. Thầy cúng để các lễ vật vào mâm, rồi bê đến trước cửa sổ ở gian giữa ngôi nhà. Sau đó, thầy cúng mời chủ nhà là trưởng buôn (đại diện cho bà con trong buôn) ngồi bên mâm cúng để thực hiện nghi lễ.

Trưởng buôn uống rượu cần ở mâm lễ vật cúng
Trưởng buôn uống rượu cần ở mâm lễ vật cúng

Bắt đầu làm lễ, đầu tiên thầy cúng đọc bài cúng khấn các vị thần linh xin các vị thần bảo vệ ngôi nhà và bà con buôn làng. Sau khi khấn, thầy cúng cầm chiếc vòng đồng đeo vào tay cho chủ nhà, mời chủ ‘nhà’ uống một ngụm rượu cần, lấy 1 miếng lòng gà, ăn một miếng cơm. Tiếp đến, thầy cúng cầm cuống tàu chuối nhúng vào bát rượu cúng quét lên tường, cột, các góc nhà, khung cửa sổ.... rồi bước đến cửa chính của ngôi nhà khấn thần giữ cửa. Ngoài khấn các vị thần ở cửa chính, còn phải khấn ở cửa sổ nơi đặt mâm cúng bằng lời khấn riêng.

 Chủ lễ ăn miếng cơm trên mâm cúng
Chủ lễ ăn miếng cơm trên mâm cúng

Trong lúc, thầy cúng thực hiện các nghi thức quét rượu và khấn ở cửa chính ngôi nhà, chủ nhà sẽ đi mời rượu bà con, từng vị khách tham gia lễ cúng.

Thầy cúng trao vòng đồng cho trưởng buôn
Thầy cúng trao vòng đồng cho trưởng buôn

“Lễ cúng nhà cộng đồng ở buôn Kdoh có một số điểm khác là chủ đầu tư hỗ trợ xây dựng nên sẽ thực hiện thêm nghi thức cúng cảm ơn nhà đầu tư. Lễ vật gồm 1 con gà trống sống, một chếc vòng đồng”, thầy cúng Y Chôch chia sẻ.

Thầy cúng cầm bát rượu cần ở mâm cúng dùng cuống tàu chuối nhúng vào rượu quét lên tường, cột nhà
Thầy cúng cầm bát rượu cần ở mâm cúng dùng cuống tàu chuối nhúng vào rượu quét lên tường, cột nhà

Nghi thức thực hiện tại 2 chóe rượu cần lớn nhất. Bắt đầu thực hiện nghi thức, thầy cúng lấy rượu trong choé bôi lên chân, cánh, đầu gà, khấn bài khấn xong trao vòng đồng cho chủ đầu tư, tặng chủ đầu tư con gà cúng tỏ lòng cảm ơn của bà con, mời chủ đầu tư uống rượu cần.

Một số hình ảnh Lễ cúng nhà mới của người Ê Đê

Thầy cúng khấn ở cửa chính ngôi nhà
Thầy cúng khấn ở cửa chính ngôi nhà
 Thầy cúng cầm con gà lễ vật bôi rượu lên con gà trước trước khi thực hiện nghi thức
Thầy cúng cầm con gà lễ vật bôi rượu lên con gà trước trước khi thực hiện nghi thức
Thầy cúng thực hiện nghi thức cúng cảm ơn chủ đầu tư
Thầy cúng thực hiện nghi thức cúng cảm ơn chủ đầu tư
Trao vòng đồng cho chủ đầu tư
Trao vòng đồng cho chủ đầu tư
Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.