Chuyên trang
Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước
Chính sách và đời sống
Tự hào truyền thống
Văn hóa dân tộc
Trên đường phát triển
Gương sáng giữa cộng đồng
Tốt đời đẹp đạo
Bản sắc và Hội nhập
Video - Photo
Sắc màu 54
Độc đáo Lễ cưới truyền thống của người Ba Na
Văn Hoa- Kim Anh
-
12:16, 13/02/2022
Trong khuôn khổ “Ngày hội sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2022, đoàn nghệ nhân dân tộc Ba Na của tỉnh Gia Lai đã tái hiện lễ cưới truyền thống của dân tộc mình. Lễ cưới tiếng Ba Na gọi là “Ét Ong Mai”, thường được tiến hành vào cuối năm, đây là thời điểm kết thúc mùa thu hoạch, thóc lúa đã đầy kho, trâu bò đầy chuồng và gà đầy sân.
Tweet
14-07-2021
Nghi lễ cưới của người Chăm Hroi
13-01-2021
Đám cưới người Dao đỏ ở Hoàng Su Phì
Ngày cưới của người Ba Na bao giờ cũng là ngày giữa tháng, ngày trăng tròn, ngày được coi là tốt nhất để tiến hành công việc trọng đại. Đám cưới diễn ra trọn một ngày và là ngày hội của làng. Hôn lễ được cử hành tại nhà gái trước và được tổ chức chính tại nhà Rông
Mở đầu, ông mối khấn rằng: “Ôi Yàng! Thần trên trời, thần dưới đất, thần nước, thần núi, thần đá… Hôm nay gia đình không làm gì cả mà chỉ làm lễ đám cưới cho hai cháu này được lấy nhau, thành vợ thành chồng, cuộc sống sung túc...
Vật phẩm trong lễ cưới bao gồm: một ché rượu cần, một con gà với bộ gan được luộc chín và một đĩa tiết sống
Trong không khí trang nghiêm, trước sự chứng kiến của dân làng và gia đình 2 họ, người đại diện sẽ làm lễ khấn báo với thần bản mệnh của cộng đồng. Họ sẽ lấy tiết gà bôi lên đầu cô dâu và chú rể. Tiếp đến là ông mối sẽ cầm tay có đeo vòng của cô dâu và chú rể chạm vào nhau. Ông sẽ yêu cầu đôi tân lang, tân nương ăn chung 1 cái đùi gà, một miếng gan gà, uống chung 1 chén rượu cúng. Sau đó già làng và ông mối chúc phúc cho đôi tân hôn
Nghi thức trao vòng trong đám cưới của tân lang, tân nương
Sau đó ông mối dặn dò đôi vợ chồng trẻ: “Làm gì cũng làm cùng nhau như con khỉ ở bên dưới, con vượn ở bên trên, sinh đẻ nhiều như trái đu đủ, nuôi con khôn lớn đến giỏi giang, khỏe mạnh… Ôi Yàng!”. Ông mối đập cái bầu nước cho người ở dưới chiếu, quan niệm là để cặp đôi này khi lấy nhau thì gia đình hạnh phúc, lúc nào cũng vui vẻ, mát mẻ như nước rừng
Ông mối đưa lời thề trước sự chứng kiến của hai bên gia đình: Nếu bên chàng trai bỏ cô gái thì sẽ phải đền cho cô gái một con trâu, một tạ heo và 50 bình rượu cần, và ngược lại bên cô gái cũng thế, phải nghe lời gia đình, nghe ông mai mối đưa lời thề, lấy nhau phải yêu thương nhau đến già
Sau đó ông mối chính sẽ rút từng miếng thịt được xâu trên dây xuống mời tất cả bà con và họ hàng của hai bên (quan niệm như báo tin: đây là thịt hôm nay đám cưới của hai cháu)
Thịt được luộc chín, xâu thành dây thịt treo trên cây cột làm lễ vật trong đám cưới của người Ba Na
Để kết thúc phần lễ, già làng hô đánh chiêng cùng chung vui trong đám cưới… Đùng đùng đùng… tiếng trống vang lên khắp núi rừng, bản làng, đồng bào cùng đánh chiêng, nhảy múa
Chiếc vòng đồng trong văn hóa của người Ê Đê
Lễ cưới truyền thống của người Ba Na
dân tộc Ba Na
tái hiện lễ cưới
Ý kiến độc giả
Gửi ý kiến độc giả
Họ và tên
Địa chỉ email
Nội dung
Mã bảo mật
Nhập lại
Gửi bình luận
Có thể bạn quan tâm
Nghệ nhân A Jar- Người biên dịch hơn 30 bộ sử thi Tây Nguyên
Tái hiện lễ cưới của Dân tộc Pà Thẻn tại Hà Nội
Rực rỡ trang phục lễ cưới của người Khmer
Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”
Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Kon Tum: Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V diễn ra vào tháng 12/2024
Kon Tum: Tập huấn, bồi dưỡng về văn hóa phi vật thể và triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa
Bắc Hà (Lào Cai): Chuẩn hóa du lịch cộng đồng từ thành quả xây dựng nông thôn mới
Đặc sắc Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình năm 2024
Tìm từ khóa
Tìm tác giả
Đọc nhiều
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...
Lung linh “phố núi” A Nôr
Sáp nhập các đơn vị hành chính vùng DTTS - Còn đó những băn khoăn
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719
Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại
"Chữa bệnh" cho chiêng
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng