Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Độc đáo Lễ hội Đúc Bụt “cướp chiếu” cầu may ở Vĩnh Phúc

Minh Nhật - 4 giờ trước

Ngày 5/2/2025 (mùng 8 tháng Giêng Ất Tỵ), Lễ hội Đúc Bụt (hay còn gọi là Lễ hội Cướp chiếu) khai mạc tại cụm di tích Đình Cả, làng Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách tham dự.

Lễ hội Đúc Bụt tại miếu thờ Công chúa Ngọc Kính, với sự tham gia của hàng trăm người dân thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: TL)
Lễ hội Đúc Bụt tại miếu thờ Công chúa Ngọc Kính, với sự tham gia của hàng trăm người dân thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: TL)

Phần đặc sắc và quan trọng nhất của lễ hội là tích trò đúc bụt, thu hút đông đảo người dân ngóng chờ, theo dõi. Sau khi các "Bụt" được dân làng hộ tống đi tắm ở giếng nước thiêng đầu thôn và đắp bùn lên người và mặt, thì được rước về trước sân đền Đức Bà chờ báo cáo với Thành hoàng làng.

Ba chiếc chiếu được úp lên đầu “ông Bụt” khi làm lễ. (Ảnh: TL)
Ba chiếc chiếu được úp lên đầu “ông Bụt” khi làm lễ. (Ảnh: TL)

Mỗi "Bụt" được chụp một tấm chiếu, riêng "Bụt" ngồi giữa trên đỉnh được cắm bó mạ non xanh mướt. Tương truyền, người nào cướp được chiếu, nhà đó sẽ sinh con. Trong lễ hội năm nay, 3 thanh niên có vinh dự được chọn làm "Bụt" phải là thanh niên trẻ chưa vợ, xuất thân trong gia đình văn hóa, ấm êm, hòa thuận, được hàng xóm quý mến.

Đặc biệt, hội làng còn truyền tai nhau chuyện nếu ai đoạt được chiếc chiếu cắm bó mạ xanh trên đầu, năm đó vợ chồng họ sẽ sinh con trai. Tin vào điều này, đông đảo người dân ra sức giành bằng được ít nhất một mảnh chiếu.

Nghi thức tắm “Bụt” được thực hiện tại giếng cổ của làng. Ảnh: TL
Nghi thức tắm “Bụt” được thực hiện tại giếng cổ của làng. Ảnh: TL

Ban Tổ chức Lễ hội năm nay tiến hành chia nhỏ các manh chiếu phát cho mọi người, để không xảy ra tình trạng hỗn loạn. Các mảnh chiếu được chia qua cửa đền, nhiều những bàn tay thò vào mong muốn xin được dù chỉ là một sợi.

Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian lâu đời nhằm ôn lại quá trình chiêu mộ nghĩa sĩ, tập hợp lực lượng, rèn đúc vũ khí của Ngọc Kinh công chúa - một nữ tướng tài ba, trí dũng vẹn toàn của Hai Bà Trưng.

Một số hình ảnh tại Lễ hội

Sau khi tắm, các “Bụt” được rước đi thực hiện nghi thức trát bùn. Ảnh: TL
Sau khi tắm, các “Bụt” được rước đi thực hiện nghi thức trát bùn. Ảnh: TL
Các quan viên trùm lên người ""Bụt" chiếc chiếu cói, trên đỉnh chóp là bó mạ ở chiếu giữa (chiếu quan trọng nhất, nó cũng là lí do để mọi người chờ đợi đến cuối lễ hội trong màn giành chiếu cầu con trai). Ảnh: TL
Các quan viên trùm lên người "Bụt" chiếc chiếu cói, trên đỉnh chóp là bó mạ ở chiếu giữa (chiếu quan trọng nhất, nó cũng là lí do để mọi người chờ đợi đến cuối lễ hội trong màn giành chiếu cầu con trai). Ảnh: TL
Để tránh tình trạng tranh cướp chiếu gây phản cảm, Ban tổ chức Lễ hội Đúc Bụt đã xây dựng phương án đổi mới, chuyển từ “cướp chiếu” sang tản chiếu phát lộc. Ảnh: TL
Để tránh tình trạng tranh cướp chiếu gây phản cảm, Ban tổ chức Lễ hội Đúc Bụt đã xây dựng phương án đổi mới, chuyển từ “cướp chiếu” sang tản chiếu phát lộc. Ảnh: TL
Du khách đến dự Lễ hội Đúc Bụt sẽ được Ban tổ chức ""tản chiếu phát lộc" thay cho việc "cướp chiếu" như trước kia. Ảnh: TL
Du khách đến dự Lễ hội Đúc Bụt sẽ được Ban tổ chức "tản chiếu phát lộc" thay cho việc "cướp chiếu" như trước kia. Ảnh: TL
3 chiếc ""chiếu Thánh" sẽ được Ban tổ chức xé sợi để "tản chiếu phát lộc" cho mọi người tham dự lễ hội. Ảnh: TL
3 chiếc "chiếu Thánh" sẽ được Ban tổ chức xé sợi để "tản chiếu phát lộc" cho mọi người tham dự lễ hội. Ảnh: TL
Tin cùng chuyên mục
Nghệ nhân dân gian Tẩn Tả Mẩy: Gìn giữ nghề thêu hoa văn trên trang phục của người Dao

Nghệ nhân dân gian Tẩn Tả Mẩy: Gìn giữ nghề thêu hoa văn trên trang phục của người Dao

Đầu Xuân năm mới, chúng tôi tìm đến nhà của bà Tẩn Tả Mẩy, một người phụ nữ đã bước sang tuổi 67 ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, Lào Cai để tìm hiểu về những đường nét thêu hoa văn trên trang phục truyền thống của người Dao.