Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Độc đáo ngôi chùa có 10.000 tượng Phật

Như Ý - 10:33, 30/11/2020

Nằm trong khu phố trên đường Nghĩa Thục (quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh), chùa Vạn Phật lọt thỏm giữa những dãy nhà cao tầng. Chùa được xây dựng vào năm 1959 bởi hai vị hòa thượng là Đức Bổn và Diệu Hoa, với mục đích làm nơi tu học, lễ bái cho các tăng ni, phật tử người Hoa ở thành phố và các tỉnh lân cận. Với hệ thống tượng được xếp vào hàng kỷ lục Việt Nam, chùa Vạn Phật là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở TP. Hồ Chí Minh.

Chùa Vạn Phật nằm lọt giữa những dãy nhà cao tầng.
Chùa Vạn Phật nằm lọt giữa những dãy nhà cao tầng.

Khởi đầu, chùa khá đơn sơ và tạm bợ, chỉ sau đợt đại trùng tu kéo dài 10 năm (1998 - 2008), ngôi chùa mới có diện mạo như ngày nay với 5 tầng, diện tích 200m2.

Màu sắc kiến trúc của người Hoa thể hiện rõ ở ngôi chùa từ cổng vòm, hoa văn trên mái ngói đến màu đỏ hiện diện khắp nơi. Chánh điện (Đại điện Quang Minh) uy nghi và trang nghiêm với một loạt pho tượng đa dạng và nhiều loại kích cỡ khác nhau từ Thích Ca Mâu Ni, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền... Đặc biệt, đài sen bằng đồng dưới chân tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được chế tác công phu, tinh xảo. Ẩn sau 1.000 cánh sen này là những bức tượng Phật nhỏ có màu trắng ngà tạo nên một hình tượng rất đẹp. Và trên tường của Đại điện là 10.000 tượng nhỏ, được đặt cạnh nhau thật ấn tượng, tạo ra sự độc nhất vô nhị của ngôi chùa Vạn Phật. Ngoài ra, chùa còn có tượng Tứ đại Thiên vương được đặt theo bốn hướng - những người canh giữ thế giới và Phật pháp theo quan niệm của người Hoa.

Cầu nguyện trên Chánh điện.
Cầu nguyện trên Chánh điện.

Chùa Vạn Phật hơn 50 năm qua vừa là trung tâm tu học, thuyết giảng Phật pháp cho đông đảo Phật tử người Hoa, người Việt vừa là nơi đứng ra tổ chức các hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo quận 5 nhằm cứu trợ, giúp đỡ người nghèo có hoàn cảnh khó khăn cũng như trẻ em cơ nhỡ./.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.