Chuyên trang
Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước
Chính sách và đời sống
Tự hào truyền thống
Văn hóa dân tộc
Trên đường phát triển
Gương sáng giữa cộng đồng
Tốt đời đẹp đạo
Bản sắc và Hội nhập
Video - Photo
Sắc màu 54
“Độc nhất vô nhị”- Lễ hội thề không tham nhũng, tư lợi của công
Tào Đạt - Phạm Kỷ Luật
-
18:17, 12/02/2025
Lễ hội Minh Thề tại Di tích đền - chùa Hòa Liễu ở thôn Hòa Liễu (xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng), diễn ra dịp đầu Xuân hằng năm thu hút sự quan tâm, tham dự của đông đảo người dân địa phương và du khách. Có tuổi đời gần 500 năm, Lễ hội dân gian này được coi là “độc nhất vô nhị” về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.
Tweet
11-02-2025
Lễ tế mở cửa đền Trần Thái Bình, lễ rước nước kỷ lục hàng nghìn người
10-02-2025
Nhiều hoạt động được tổ chức tại Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025
Ngày 11/2 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích lịch sử văn hóa đền - chùa Hòa Liễu đã diễn ra Lễ hội Minh Thề 2025
Phát biểu tại khai mạc Lễ hội, ông Phạm Văn Tài, Chủ tịch UBND xã Thuận Thiên khẳng định: Lễ hội Minh Thề có truyền thống lịch sử hơn 500 năm qua và đến nay vẫn luôn vẹn nguyên giá trị bởi tính thiết thực, gắn bó với cuộc sống hiện đại
Lễ hội Minh Thề mang những giá trị sâu sắc, độc đáo, đặc biệt có tính thời sự về xây dựng trật tự kỷ cương, tinh thần thượng tôn pháp luật, phòng chống tham nhũng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Qua đó, Lễ hội giáo dục, định hướng tầng lớp Nhân dân về nhân cách sống, phẩm chất đạo đức trung thực, chí công vô tư
Tương truyền, làng Hòa Liễu xưa kia là vùng đất hoang đầy lau sậy, chỉ có chim trời trú ngụ. Khi người dân đến đây khai hoang lập ấp, đã đặt tên là Lan Điều (cách đọc khác là Lan Niều). Từ cuối thế kỷ 13, chùa Hòa Liễu được xây dựng với tên Thiên Phúc Tự. Đây là một trong những chùa tháp tráng lệ của Phủ Dương Kinh xưa
Đến triều Mạc giữa thế kỷ 16, Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn (trong văn tế cũng là Vũ Thị Ngọc Toàn) - vợ của Thái thượng Hoàng Mạc Đăng Dung) đến ấp Lan Niều (làng Hòa Liễu ngày nay), thấy đồng đất chua mặn, nghèo khó nhất vùng, Thái hoàng Thái hậu đã bỏ tiền của, làm chủ Hưng công và vận động 35 vị hoàng thân quốc thích, quan lại cấp cao triều đình nhà Mạc góp tiền, góp của để tu tạo lại ngôi chùa cổ
Ngoài việc trùng tu chùa, làm mới tượng Phật, Thái hoàng Thái hậu xuất tiền mua 25 mẫu tám sào hai thước ruộng cúng Tam Bảo. Sau này, nhiều người noi gương cũng tậu ruộng cúng Chùa lên tới 47 mẫu ba sào tám thước, người dân quen gọi là ruộng nhà Thánh điền
Vào năm 1561, Thái hoàng Thái hậu và dân làng đã lập ra Hịch văn Hội Minh Thề, với những giá trị lớn lao về đạo đức, lối sống, phép tắc ứng xử trong cộng đồng. Hịch văn Minh Thề súc tích, quy định trực tiếp những điều được làm, phải làm và những điều không được làm cho tất cả các thành phần từ Hương chức đến dân thôn. Cũng chính bởi vậy, Lễ hội Minh Thề được tổ chức ngay trong khuôn viên đền - chùa Hoà Liễu, nơi thờ Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn. (Trong ảnh: Chủ tế Trương Công Lậm, Trưởng thôn Hòa Liễu, đang thực hiện nghi thức "chỉ trời vạch đất" rồi vẽ một vòng tròn lớn giữa sân miếu và cắm con dao ở vị trí giữa vòng tròn)
Cảm nhận sâu sắc giá trị của Hịch văn Hội Minh Thề, đời vua Tự Đức, triều nhà Nguyễn năm thứ 6 (1853), đời Vua Duy Tân năm thứ nhất (1901) đều đã có sắc chỉ phong làng Hòa Liễu là Hoàng Làng. Đáng chú ý, gần một thế kỷ thực dân Pháp đô hộ Việt Nam nhưng không phủ nhận Hịch văn Hội Minh Thề, mà còn cảm nhận giá trị sâu sắc của “Văn minh Hịch hội”. Từ đó cho dịch nội dung Hịch văn Hội Minh Thề ra tiếng Pháp để lưu truyền
Sự độc đáo của Hịch văn Minh Thề là sự gắn liền những quy phạm cuộc sống đời thường với yếu tố tâm linh
Hịch văn định rõ: "Nếu lấy của công làm việc công được thần linh ủng hộ. Nhược bằng, có lòng tham, lấy của công về làm của tư, nguyện cầu thần linh đả tử'". Đây có thể coi là những lời thề không tham nhũng nếu đối chiếu với thời hiện đại ngày nay
Sau tiếng hô vang "Y như lời thề", chủ lễ cắt tiết linh kê hòa vào bình rượu rồi cùng mọi người tham dự uống cạn để thể hiện sự đoàn kết, thống nhất cao
Trải qua biến cố, thăng trầm lịch sử, Lễ hội Minh Thề dần bị mai một. Sau khi cụm Di tích đền - chùa Hoà Liễu được Nhà nước trao tặng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Ba và công nhận Di tích Lịch sử văn hoá cấp quốc gia (năm 1993), lễ hội mới được bắt tay vào phục dựng. Đến năm 2017, Lễ hội Minh Thề của làng Hòa Liễu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội Minh Thề phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người được kế tục qua nhiều thế hệ, có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài, được cộng đồng đồng thuận và cam kết bảo vệ. Thông qua Lễ hội, người dân làng Hòa Liễu cũng bày tỏ sự biết ơn đến Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn
Như thường lệ, Lễ hội Minh Thề được tổ chức ngay trong ngày đầu tiên của Hội làng Hoà Liễu kéo dài trong 3 ngày (14, 15 và 16 tháng Giêng)
“Linh thiêng Tây Yên Tử”
Lễ hội Minh Thề
thề không tham nhũng
nhà Mạc
tham nhũng
lễ hội thề
Hải Phòng
thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn
Ý kiến độc giả
Gửi ý kiến độc giả
Họ và tên
Địa chỉ email
Nội dung
Mã bảo mật
Nhập lại
Gửi bình luận
Có thể bạn quan tâm
Tuyên Quang: Tập quán trồng lúa nước của người Tày là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Du khách nô nức trẩy Hội Lim Xuân Ất Tỵ
Nét đẹp văn hoá trong hội “Hát qua làng” tại xã Bản Phiệt
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Hảng Pồ - Điểm hẹn văn hóa Việt Bắc trên cao nguyên Đắk Lắk
Ngày 25/2, UBND thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Hội Hảng Pồ Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại xã Ea Siên. Đông đảo người dân các dân tộc trong và ngoài địa phương đến vui hội.
Lễ Bỏ mả của đồng bào Ba Na ở Gia Lai
Trao 66 giải thưởng tại Hội thi “Hương sắc ẩm thực Xứ Lạng” Xuân Ất Tỵ 2025
Tục hái lộc rừng trong lễ hội mùa Xuân của đồng bào các DTTS
Về Hà Giang trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn
Tìm từ khóa
Tìm tác giả
Đọc nhiều
Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức Lễ khánh thành và Kiết giới Sima Chánh điện
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”