Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đổi mới, phát triển các trường PTDTNT, DTBT: Cần chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo chương trình mới (Bài 1)

Thúy Hồng - 16:56, 10/11/2023

Từ thực tiễn đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng các mô hình giáo dục vùng DTTS và miền núi cho thấy, mô hình trường PTDTNT, PTDTBT đã phát huy vai trò to lớn trong việc huy động tối đa học sinh tiểu học và THCS trong độ tuổi tới trường, tăng tỷ lệ học sinh chuyên cần, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế chính sách phát triển các trường PTDTNT, PTDTBT bắt đầu bộc lộ những khó khăn, hạn chế cần khắc phục và đổi mới để phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn mới.

Trường PTDTNT tỉnh Nghệ An được nâng cấp, sửa chữa, cải tạo từ nguồn vốn Tiểu Dự án 1, Dự án 5
Trường PTDTNT tỉnh Nghệ An được nâng cấp, sửa chữa, cải tạo từ nguồn vốn Tiểu dự án 1, Dự án 5, Chương trình MTQG 1719

Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục còn hạn chế

Hệ thống các trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTN), dân tộc bán trú (DTBT) là loại hình trường công lập, chuyên biệt giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở vùng DTTS, miền núi. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động của các trường PTDTNT và PTDTBT bắt đầu bộc lộ những khó khăn, hạn chế.

Theo ông Võ Văn Mai, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Nghệ An, tỉnh Nghệ An có 71 trường PTDTNT, PTDTBT với 25,462 học sinh được học tập trong môi trường thuận lợi nhất, trong đó có 14.677 em học sinh được ăn, ở, học tập tại trường.Tuy nhiên, qua nhiều năm sử dụng, các hạng mục công trình, thiết bị, đồ dùng dạy học nay đã xuống cấp; diện tích phòng học, phòng học bộ môn, phỏng thực hành... không đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Còn thầy giáo Đào Văn Thắng, Hiệu trưởng trường PTDTBT Tiểu học Yên Tĩnh, huyện Tương Dương cho biết: Do là trường PTDTBT đóng ở vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, cơ sở vật chất hiện chưa được đầu tư đồng bộ, kịp thời. Hiện trường vẫn đang sử dụng phòng học, phòng ở bán trú, công trình vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp, hệ thống nước sạch,... và các trang thiết bị, đồ dùng chưa kiên cố, đảm bảo.

Hiện nay, khó khăn hơn cả là đối với các trường không phải là mô hình trường PTDTBT, nhưng có học sinh tham gia chương trình bán trú.

Cô Lương Thị Lựu, Hiệu trưởng trường Tiểu học Đào Viên, huyện Tràng Định, Lạng Sơn chia sẻ: Dù nhà trường đã xây dựng, sữa chữa các phòng học, nhưng chỉ đáp ứng đủ cho phòng học văn hóa, phòng học cho các bộ môn khác vẫn chưa được xây dựng. Nhà trường cũng không phải là trường PTDTBT, nhưng lại có 100 học sinh tham gia chương trình bán trú. Do vậy, việc tổ chức bán trú cho các em gặp không ít khó khăn do thiếu phòng sinh hoạt, như phòng ăn, phòng ngủ và khu vực bếp thì chỉ được làm "tạm bợ" để đảm bảo việc nấu ăn cho học sinh.

“Mong muốn trong năm học mới, nhà trường sẽ được trang bị đầy đủ các phòng học tương ứng các môn học khác nhau, giúp học sinh có điều kiện tốt hơn để học tập”, cô Lương Thị Lựu bày tỏ.

Phòng ăn bán trú của học sinh Tiểu học xã Đào Viên được Nhà trường dựng bằng tôn
Phòng ăn bán trú của học sinh Tiểu học xã Đào Viên được Nhà trường dựng bằng tôn

Cần chú trọng đầu tư theo hướng hiện đại

Để nâng cao hoạt động của các trường PTDTNT, PTDTBT, ông Võ Văn Mai, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, cho rằng, cần chú trọng xây dựng cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, phòng học thông minh, đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

"Cần ưu tiên tập trung nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và các chính sách khác có liên quan để xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp, nhà nội trú, bán trú, nhà công vụ giáo viên và công trình phụ trợ khác nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học, ăn ở, học tập của học sinh", ông Võ Văn Mai kiến nghị.

Được biết, để thực hiện Tiểu dự án 1 của Dự án 5, Chương trình MTQG 1719 về “Thực hiện đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường PTDTNT, PTDTBT, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản số 2184/BGDĐT-GDDT gày 26/5/2022 về hướng dẫn triển khai thực hiện Tiểu dự án. Đối tượng đầu tư là hệ thống các trường PTDTNT, PTDTBT, trường phổ thông có học sinh bán trú và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên học sinh đang trực tiếp quản lý, giảng dạy và học tập tại các nhà trường.

Năm học 2022-2023, do thiếu hệ thống máy tính và phòng máy nên các em học sinh Trường Tiểu Học PTDTBT Tiểu học Chung Chải số 2 phải thực hành chung theo từng nhóm
Năm học 2022-2023, do thiếu hệ thống máy tính và phòng máy nên các em học sinh Trường Tiểu Học PTDTBT Tiểu học Chung Chải số 2 phải thực hành chung theo từng nhóm

Theo đó, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu, các địa phương tập trung rà soát những điểm nóng, bức xúc, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị bàn ghế, đồ dùng... cho học sinh nội trú, bán trú theo thứ tự ưu tiên, để bố trí vốn đúng đối tượng thụ hưởng. Triển khai các nhiệm vụ theo định hướng tập trung, cuốn chiếu, dứt điểm, ưu tiên địa bàn, cơ sở giáo dục khó khăn, không dàn trải. Có sự điều chỉnh phù hợp tình hình thực tế khách quan, như thiên tai, bão lũ..., phù hợp nhiệm vụ của ngành nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ của Quyết định số 1719/QĐ-TTg một cách bền vững.

Ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng, Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ GD&ĐT) cho biết: Chương trình MTQG 1719, đã phân bổ kinh phí xây dựng trường học, nhà ở ký túc xá cho học sinh dân tộc nội trú, bán trú. Hiện nay, kinh phí đã được cấp cho các tỉnh, vì vậy các địa phương cần khẩn trương rà soát, nhanh chóng triển khai thực hiện để nhanh chóng hoàn thành đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu giảng dạy.

Với nguồn vốn đầu tư từ Chương trình MTQG 1719, các trường sẽ được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị giảng dạy. Tuy nhiên, hiện nay các chính sách dành cho học sinh DTTS theo học tại các trường PTDTNT, PTDTBT cũng đang bộc lộ bất cập, cần có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.