Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Đổi thay trên quê hương Yên Lập

PV - 09:50, 24/06/2019

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đoàn kết, gắn bó, sát cánh cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp; bản làng ấm no, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện... đó là những gì chúng tôi cảm nhận và ấn tượng khi về thăm quê hương cách mạng Yên Lập. Có thể nói, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ II, năm 2014, nhiệm kỳ 2014-2019, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã đạt được kết quả toàn diện trên mọi lĩnh vực.

Yên Lập là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên trên 43.000ha, dân số trên 95.000 người, với 17 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó DTTS trên 75.000 người (chiếm gần 79% dân số); đông nhất là dân tộc Mường với trên 69.000 người, tiếp đó là dân tộc Dao, dân tộc Mông...

Theo ông Trần Việt Hùng, Chủ tịch UBND huyện Yên Lập, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn được Đảng bộ và chính quyền các cấp huyện Yên Lập xác định là nội dung quan trọng, có ý nghĩa chính trị to lớn trong việc phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường khối đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện. Do vậy công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc trong giai đoạn 2014-2019 đã được triển khai đầy đủ, kịp thời, đạt được những chỉ tiêu chủ yếu do Đại hội Đại biểu các DTTS của huyện lần thứ II đã đề ra.

Các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS ở Yên Lập được giữ gìn và phát huy. Các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS ở Yên Lập được giữ gìn và phát huy.

Xác định tầm quan trọng của công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, huyện đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được đầu tư. Thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo bền vững. Trong 5 năm, tổng các nguồn vốn huy động đầu tư trên địa bàn huyện đạt: 4.896 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư do các ngành thuộc tỉnh quản lý 3.467 tỷ đồng, chiếm 70%; vốn đầu tư do huyện, xã quản lý 1.429 tỷ đồng, chiếm 30%. Các nguồn vốn huyện, xã quản lý đã đầu tư xây dựng mới được 318 công trình. Đến nay, số trường học đạt chuẩn quốc gia là 42/59 trường, đạt tỷ lệ 71,6 %. Mạng lưới y tế cơ sở được đầu tư nâng cấp, chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe người dân có chuyển biến tích cực.

Công tác giảm nghèo được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở. Vì vậy, tỷ lệ giảm nghèo hằng năm đều vượt kế hoạch, trung bình mỗi năm giảm 3,7% tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,5% (5.925 hộ năm 2016) dự kiến xuống còn khoảng 10,2% (2.259 hộ năm 2019); bình quân giảm 3,7%/năm. Đến nay 16/16 xã đã phê duyệt quy hoạch và xây dựng xong đề án xây dựng NTM. 03 xã đạt chuẩn NTM (Hưng Long, Nga Hoàng, Ngọc Lập). Từ năm 2015 đến nay, các cấp, các ngành đã tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân và lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng NTM với tổng vốn đầu tư thực hiện trong 5 năm đạt 54 tỷ đồng. Qua 5 năm thực hiện Chương trình Xây dựng NTM, Nhân dân đã tự nguyện hiến đất với tổng diện tích gần 250.000m2 và trên 2000 cây cối… giá trị đất và tài sản trên đất ước trên 8 tỷ đồng.

Có thể thấy, với các kết quả đạt được của công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên; diện mạo các làng, bản trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc và đổi mới; khối đại đoàn kết dân tộc, lòng tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước được củng cố và nâng cao, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trong giai đoạn tới, huyện Yên Lập đặt mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội toàn diện, bền vững. Bình quân mỗi năm giảm 3%-4%/năm hộ nghèo trở lên; thu nhập bình quân đầu người tăng lên gấp 3 lần so với hiện nay; đảm bảo 100% đường trục liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa; 100% thôn có điện và 100% số hộ được sử dụng điện; 80% hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; đảm bảo 100% các xã có lớp học được kiên cố, nhà công vụ cho giáo viên và ký túc xá cho học sinh ở những nơi cần thiết; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2011–2020; hệ thống chính trị từ huyện đến xã phải đảm bảo tỷ lệ, cơ cấu cán bộ người DTTS hợp lý ở các vị trí chủ chốt, nhất thiết phải có cán bộ là người DTTS; 100% cán bộ công chức cấp xã được qua đào tạo...

Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu trên, huyện đã xác định cụ thể từng nhiệm vụ về công tác tuyên truyền; phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác giảm nghèo bền vững; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các DTTS; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; phát triển toàn diện các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe; bảo tồn, phát triển văn hóa, xã hội vùng DTTS; tập trung đầu tư phát triển địa bàn đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu; đảm bảo về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, môi trường sống; ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ... Những giải pháp đặt ra, đó là: Nâng cao nhận thức về công tác dân tộc. Huy động các nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế-xã hội. Tăng cường kiểm tra, giám sát. Kiện toàn, nâng cao hiệu quả cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc của huyện, cán bộ làm công tác dân tộc của cơ sở...

Với những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Yên Lập, tin tưởng rằng, thời gian tới, huyện sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; xây dựng quê hương Yên Lập ngày càng giàu đẹp, vững bước đi lên trên con đường đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.