Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đờn ca tài tử trước nguy cơ biến tướng

Trương Anh Sáng - 15:53, 17/05/2021

Mặc dù nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ ngày 5/12/2013, tuy nhiên, công tác bảo tồn, phát huy giá trị loại hình nghệ thuật này vẫn còn nhiều khó khăn.

Câu lạc bộ Đờn ca tài tử TP. Rạch Giá biểu diễn đờn ca tài tử. Ảnh Thế Hạnh
Câu lạc bộ Đờn ca tài tử TP. Rạch Giá biểu diễn đờn ca tài tử. Ảnh Thế Hạnh

Tính chất tài tử dần phai nhạt

Tại Kiên Giang, phong trào đờn ca tài tử còn mang tính tự phát, số lượng Câu lạc bộ (CLB) và người tham gia, người am hiểu đờn ca tài tử, nghệ nhân truyền dạy đờn ca tài tử trong cộng đồng ngày càng ít, nhất là tài tử đờn. Nhiều CLB Đờn ca tài tử hoạt động cầm chừng do thiếu kinh phí, phương tiện hoạt động. Các nghệ nhân đờn ca tài tử thường không ca hết câu trong một bài mà chỉ ca 1 hoặc 2 lớp, điều này đã làm cho tính chất “tài tử” dần mất đi. Việc sinh hoạt đờn - ca ở hầu hết các CLB hiện nay chủ yếu dựa vào nền tảng các trích đoạn cải lương hoặc một số bài bản nhỏ, bài vọng cổ. Các bài bản tổ thường không được thực hành một cách trọn vẹn.

Các loại hình nghệ thuật khác như các dòng nhạc mới, băng đĩa các loại, truyền hình kỹ thuật số, Internet... phát triển hấp dẫn hơn đã cạnh tranh, lấn át phong trào đờn ca tài tử. Đờn ca tài tử dần bị “thương mại hóa”, trở thành một sản phẩm phục vụ ở các nhà hàng, quán ăn, đám tiệc. Ở những không gian này, người ca là khách hàng, còn người đàn là người phục vụ. Với mối quan hệ này thì người ca và người đàn không có sự tri âm của những bậc tài tử mà chỉ chú trọng đến tính chất phục vụ. Người ca thì chỉ dám ngâm nga một vài câu, vài lớp “tủ” chứ không dám ngẫu hứng hòa nhịp đờn ca để “khoe giọng”, người đàn lại càng không dám sáng tạo lòng bản mới ngay trong các cuộc chơi để “khoe ngón đờn”, điều này đã làm phai nhạt dần tính chất tài tử của bộ môn nghệ thuật độc đáo này.

Nghệ nhân ưu tú Lê Văn Chiểu (Hai Chiểu) ấp Thạnh Nguyên, xã Thạnh Hưng, huyện Giồng Riềng Kiên Giang) sử dụng đàn kìm, nhạc cụ đặc trưng của nghệ thuật đờn ca tài tử. (Ảnh TL)
Nghệ nhân ưu tú Lê Văn Chiểu (Hai Chiểu) ấp Thạnh Nguyên, xã Thạnh Hưng, huyện Giồng Riềng Kiên Giang) sử dụng đàn kìm, nhạc cụ đặc trưng của nghệ thuật đờn ca tài tử. (Ảnh TL)

Nhiều hoạt động, chương trình liên hoan, các cuộc thi đờn ca tài tử vẫn còn mang tính phong trào và hình thức, thiên về tính phục vụ giải trí nên chưa tạo được sự yêu thích, gần gũi với đông đảo công chúng yêu bộ môn nghệ thuật này. 

Cần quan tâm đến chính sách đãi ngộ

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên là do việc đầu tư ngân sách nhà nước cho việc bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, công tác vận động xã hội hóa chưa mang lại hiệu quả cao.

Còn thiếu chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân thực hành bộ môn này. Các nghệ nhân lớn tuổi, nắm vững nhiều bí quyết trong nghề chưa được quan tâm, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để họ truyền thụ kiến thức của mình cho các thế hệ sau. Chế độ chính sách cho văn nghệ sĩ thiếu tính đồng bộ, chế độ nhuận bút thấp chưa khuyến khích nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm mới, hay, có chất lượng.Công tác truyền dạy đờn ca tài tử chủ yếu là tự phát trong cộng đồng, việc truyền dạy một cách đầy đủ các bài tổ vẫn còn hạn chế...Tất cả những yếu tố trên đã tạo ra nhiều khó khăn, thách thức trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử.

Ông Tô Duy Chiêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh (áo đỏ) trao giấy chứng nhân cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho phong trào đờn ca tài tử của tỉnh Kiên Giang.
Ông Tô Duy Chiêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh (áo đỏ) trao giấy chứng nhận cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho phong trào đờn ca tài tử của tỉnh Kiên Giang. (Ảnh Thế Hạnh)

Để bảo tồn môn nghệ thuật đờn ca tài tử, bên cạnh thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ, khen thưởng và phong tặng danh hiệu cho các nghệ nhân thì cần bảo tồn lòng bản nguyên gốc, cách diễn tấu, cách ca đúng chuẩn mực đờn ca tài tử, tránh trường hợp vô tình hay cố ý thể hiện đờn ca tài tử lệch lạc sang một loại hình nghệ thuật khác như nhạc mới, nhạc cải lương. Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho nghệ nhân đờn và nghệ nhân ca; thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu hội thi, hội diễn để tạo môi trường cho các nghệ nhân trao đổi rút kinh nghiệm, thống nhất lòng bản và cách thể hiện...

Tin cùng chuyên mục
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.