Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Đồng bằng sông Cửu Long: Chủ động phòng dịch sốt xuất huyết

BTK - 11:08, 30/09/2020

Những tháng gần đây, dịch sốt xuất huyết (SXH) lại bùng phát tại Đồng bằng sông Cửu Long. Thống kê của Sở Y tế tỉnh Bến Tre, toàn tỉnh có khoảng 2.700 ca SXH, riêng tại huyện Ba Tri có trên 500 ca. Nguyên nhân, do sự chuyển tiếp giữa mùa nắng với mùa mưa, lăng quăng nhiều nên số ca mắc SXH tăng. Do đó, ngành Y tế tăng cường giám sát chuyên môn, theo dõi điều trị và làm sạch môi trường, đặc biệt là chủ động áp dụng các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi ở khu dân cư và hộ gia đình để bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng.


Bác sĩ kiểm tra thân nhiệt cho bệnh nhi bị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Sản - nhi Cà Mau.
Bác sĩ kiểm tra thân nhiệt cho bệnh nhi bị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Sản - nhi Cà Mau.

Nguyên nhân, do sự chuyển tiếp giữa mùa nắng với mùa mưa, lăng quăng nhiều nên số ca mắc SXH tăng. Do đó, ngành Y tế tăng cường giám sát chuyên môn, theo dõi điều trị và làm sạch môi trường, đặc biệt là chủ động áp dụng các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi ở khu dân cư và hộ gia đình để bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng.

Tại Đồng Tháp, ông Dương Ân Hận, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thông tin, trên địa bàn tỉnh có hơn 1.700 ca SXH, trong đó, có 48 ca nặng và không ghi nhận ca tử vong. Ngành Y tế tăng cường xử lý các ổ dịch, triển khai 3 đợt diệt lăng quăng, diệt muỗi và tư vấn trực tiếp cho người dân tập trung phòng tránh, khuyến cáo có nghi bệnh thì đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Tại Vĩnh Long, ông Văn Công Minh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long cho biết, hiện có 4 huyện gồm: Long Hồ, Bình Tân, Vũng Liêm và TP. Vĩnh Long có số ca mắc nhiều hơn. Thống kê sơ bộ, có khoảng 100 ổ dịch nhỏ ở các xã, phường, tuy nhiên đã được cán bộ y tế quản lý, giám sát.

Tại Cà Mau, từ đầu năm đến nay, tình hình bệnh SXH diễn biến phức tạp và tăng cao so với cùng kỳ. Hiện, trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận hơn 360 ca mắc SXH. Do mầm bệnh đã lưu hành tại các địa phương cùng với thời tiết thuận lợi cho muỗi phát triển, nên trong thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh sẽ bùng phát và lan rộng là rất cao.

Trước tình hình trên, ngành Y tế chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca bệnh; xử lý triệt để hơn 200 ổ dịch nhỏ và phun hóa chất diệt muỗi diện rộng tại 3 ấp của huyện Cái Nước và huyện Trần Văn Thời.

Tin cùng chuyên mục
Nhiều cách làm để giảm thiểu tảo hôn ở huyện vùng cao Lộc Bình

Nhiều cách làm để giảm thiểu tảo hôn ở huyện vùng cao Lộc Bình

Là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Lạng Sơn với trên 96% là người DTTS sinh sống, người dân vùng cao Lộc Bình vẫn còn tồn tại một số hủ tục, trong đó có tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Huyện đã và đang đẩy mạnh nhiều giải pháp nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của bà con vùng DTTS nơi đây, nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng này.