Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đồng bào Ca Dong ở Trà Bui giữ gìn văn hóa truyền thống

Nguyễn Văn Sơn - 22:25, 22/03/2020

Ở huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam), xã Trà Bui được xem là một trong số ít địa phương còn gìn giữ khá nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Ca Dong (một nhánh địa phương của dân tộc Xơ -đăng). Giữa dòng chảy hiện đại và nỗi lo về sự mai một của văn hóa truyền thống, Trà Bui đã phát huy sức mạnh đoàn kết, khơi dậy nội lực trong Nhân dân và tiềm năng, phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống.

Đồng bào Ca Dong xã Trà Bui, hiện vẫn còn giữ nghề đan võng truyền thống từ cây sari
Đồng bào Ca Dong xã Trà Bui, hiện vẫn còn giữ nghề đan võng truyền thống từ cây sari

Nghệ nhân Ưu tú Hồ Văn Dinh (93 tuổi) là già làng và Người có uy tín ở thôn 2, xã Trà Bui tâm sự: “Bản sắc văn hóa đồng bào Ca Dong đến nay còn được bà con gìn giữ, thể hiện rõ nét trong phong tục, tập quán, sinh hoạt lễ hội, kiến trúc nhà ở, kho thóc… Bà con sống rất đoàn kết. Mỗi khi trong thôn có việc gì, mọi người đều tham gia nhiệt tình, cùng cộng đồng trách nhiệm”. 

Cũng như các dân tộc anh em chung sống trên huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam), từ lâu trong quá trình tồn tại và phát triển, vùng đất này đã kiến tạo cho mình một bản sắc văn hóa riêng biệt, trong đó có văn hóa của tộc người Ca Dong. Đây là xã có đến 99% là đồng bào DTTS Xơ-đăng sinh sống. Xã hiện còn nhiều nghệ nhân, cũng là lực lượng nòng cốt đại diện xã tham gia các hội thi, hội diễn văn nghệ, các hoạt động văn hóa truyền thống dân tộc khi huyện Bắc Trà My và tỉnh tổ chức. Việc huy động nguồn lực cộng đồng cùng tham gia gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của đồng bào Ca Dong ở xã Trà Bui, đã và đang tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong mọi tầng lớp Nhân dân.

Theo anh Hồ Văn Cường, Bí thư Đoàn xã Trà Bui, Đoàn xã thường xuyên phối hợp với Ban Văn hóa - Thông tin xã tuyên truyền giúp đoàn viên, thanh niên biết được các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc mình thông qua những hoạt động lễ hội như múa hát cồng chiêng, đan lát. Đồng thời, tham mưu UBND xã tổ chức tập huấn cho thanh niên múa cồng chiêng, dạy đan lát, đan võng, làm nhạc cụ cho thanh thiếu niên... Hiện xã đã xây dựng đội văn nghệ với khoảng 40 đoàn viên cho tất cả các thôn, tham gia nhằm duy trì thường xuyên các hoạt động văn hóa của đồng bào và luôn được Nhân dân trong xã đồng tình ủng hộ. 

Đồng bào Ca Dong xã Trà Bui tái hiện lại Lễ ăn mừng lúa mới
Đồng bào Ca Dong xã Trà Bui tái hiện lại Lễ ăn mừng lúa mới

Tuy nhiên, anh Hồ Văn Cường cũng chia sẻ thêm: Hiện nay, trên địa bàn xã đang có những thay đổi cuộc sống hằng ngày của người dân, nhất là trong giới trẻ Ca Dong. Nhiều năm qua, mặc dù làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Ca Dong, nhưng sự mai một văn hóa truyền thống trong địa bàn của xã vẫn khó tránh khỏi, đây cũng là nỗi lo chung. Những người am hiểu văn hóa đang ngày càng ít đi, trong khi lớp trẻ phai nhạt dần với văn hóa dân tộc mình. Việc gìn giữ, bảo tồn văn hóa đồng bào Ca Dong trong xã hiện nay phải làm liên tục, chứ không phải một sớm một chiều được. Nếu không thường xuyên hướng dẫn lớp trẻ và động viên khuyến khích các nghệ nhân thì rất khó giữ gìn văn hóa của đồng bào được lâu dài.

Ông Hồ Chí Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Bui cho rằng, công tác bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Ca Dong trên địa bàn xã được xem là trách nhiệm chung của các cấp ủy đảng và cả hệ thống chính trị và luôn được cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chú trọng; được địa phương lồng ghép với phong trào Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa, gia đình, tộc họ văn hóa, từng bước xóa dần những phong tục, tập quán lạc hậu, để thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng nông thôn mới.

Công tác bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Ca Dong trên địa bàn xã được xem là trách nhiệm chung của các cấp ủy đảng và cả hệ thống chính trị và luôn được cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chú trọng; được địa phương lồng ghép với phong trào Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa, gia đình, tộc họ văn hóa, từng bước xóa dần những phong tục tập quán lạc hậu, để thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng nông thôn mới.”

Ông Hồ Chí Hải Phó Chủ tịch UBND xã Trà Bui

Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.