Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Đồng bào Khmer xã Thới An Hội (Sóc Trăng): Tích cực tham gia Mô hình phòng, chống tội phạm

Như Hải - 09:24, 06/07/2020

Để góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân vững chắc vùng đồng bào DTTS, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã thành lập Mô hình “Phật tử tham gia phòng, chống tội phạm và bảo đảm ANTT”. Đây là Mô hình nhằm huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhất là các vị sư và phật tử để bảo đảm ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Quang cảnh buổi họp của các thành viên Mô hình “Sư sãi và phật tử tham gia phòng, chống tội phạm” tại chùa Phô Thi ThLâng. (Ảnh do Công an xã cung cấp)
Quang cảnh buổi họp của các thành viên Mô hình “Sư sãi và phật tử tham gia phòng, chống tội phạm” tại chùa Phô Thi ThLâng. (Ảnh do Công an xã cung cấp)

Xã Thới An Hội có 7 ấp, với tổng dân số trên 14.700 nhân khẩu, trong đó đồng bào Khmer chiếm tỷ lệ khá cao đến gần 33%. Trên địa bàn xã có 1 chùa Phật giáo Nam Tông, 1 ngôi chùa Phật giáo Bắc Tông, 1 nhà thờ Tin Lành và 3 đình thờ thánh. 

Xã có tuyến Tỉnh lộ 932 đi qua nối dài từ thị trấn Kế Sách đến trung tâm xã. Ngoài ra còn có 3 tuyến huyện lộ thông ra đường Nam Sông Hậu và Quốc lộ 1A… giúp người dân trong xã thuận lợi trong giao thương hàng hóa, nhưng cũng là điểm nóng, tiềm ẩn phức tạp về an ninh trật tự (ANTT). 

Xuất phát từ thực tế trên, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTT xã Thới An Hội đã phối hợp với chùa Pô Thi ThLâng, thành lập Mô hình “Phật tử tham gia phòng, chống tội phạm và bảo đảm ANTT”. 

Sư cả Huỳnh Nê, Trụ trì chùa Pô Thi ThLâng cho biết, mặc dù mô hình mới thành lập được hơn 1 tháng nhưng Ban quản trị chùa đã phối hợp với Ban Chỉ đạo xã, tổ chức được 2 buổi tuyên truyền (mỗi buổi cho trên 100 người) lồng ghép vào các hoạt động tín ngưỡng tại chùa. Tại các buổi tuyên truyền, phật tử được thông tin về tình hình ANTT ở địa phương, phương thức, thủ đoạn của bọn tội phạm và cách phòng ngừa hiệu quả. 

Cũng theo sư cả Huỳnh Nê, sắp tới chùa sẽ vận động tất cả các thành viên trong tổ bảo đảm ANTT sử dụng Zalo, tạo nhóm liên lạc. Khi đó, các thành viên sẽ dễ ràng truyền tin cho nhau khi phát hiện được vụ việc vi phạm pháp luật sẽ thông báo cho Ban Chỉ đạo xã nhanh chóng vào cuộc và xử lý kịp thời.

Bà Châu Thị Tiền (ấp An Nhơn, xã Thới An Hội) cho biết: “Được các sư giảng giải, hiểu được ý nghĩa, mục đích Mô hình, nhất là cách nhận biết và phòng, chống tội phạm nên bà con trong ấp rất tích cực tham gia”.

Trung tá Lê Kim Vân, Trưởng Công an xã Thới An Hội cho biết, việc thực hiện Mô hình “Sư sãi và phật tử tham gia phòng, chống tội phạm” ở chùa Pô Thi ThLâng là cách làm hay, thật sự cần thiết, nên đã nhận được sự đồng thuận cao của người dân.

Tin cùng chuyên mục
Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Trong quá trình thi công Thủy điện Plei Kần, Công ty Cổ phần Tấn Phát cam kết tài trợ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) 3 tỷ đồng để làm cầu treo qua sông Pô Kô phục vụ Nhân dân đi lại sản xuất. Tuy nhiên, cầu treo hoàn thành và đưa vào sử dụng đã gần 3 năm mà Công ty vẫn chưa chi đủ số tiền tài trợ. Việc này khiến cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Ngọc Hồi - đơn vị được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, bỗng dưng “mang nợ”. Bởi chủ đầu tư không có tiền để thanh toán cho đơn vị thi công.